Kể từ đầu tháng 5, đã có tổng cộng 13 ngân hàng tăng lãi suất huy động với mức điều chỉnh 0,1-0,5%/năm.
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank - Mã: ABB) vừa công bố điều chỉnh biểu lãi suất tiết kiệm trực tuyến thêm 0,3%/năm cho kỳ hạn 6 tháng lên mức 4,6%/năm.
Đây cũng là mức lãi suất huy động cao nhất tại ABBank.
Với mức điều chỉnh này, ABBank là ngân hàng có mức lãi suất huy động 6 tháng cao top đầu hệ thống chỉ sau CBBank (4,85%/năm), NCB (4,65%/năm) và Kienlongbank (4,7%/năm).
ABBank giữ nguyên lãi suất huy động tại các kỳ hạn còn lại. Cụ thể, kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,5%/năm, kỳ hạn 1-2 tháng là 2,9%/năm, kỳ hạn 3-5 tháng là 3%/năm, và kỳ hạn 7-60 tháng là 4,1%/năm.
Đối với sản phẩm tiền gửi tại quầy, ABBank không thay đổi biểu lãi suất huy động. Trong đó, mức lãi suất cao nhất đang được ngân hàng này áp dụng là 3,9% dành cho kỳ hạn 6 tháng.
Trước ABBank, đã có tổng cộng 13 ngân hàng tăng lãi suất huy động với mức điều chỉnh 0,1-0,5%/năm là ACB, Sacombank, Techcombank, VIB, Bac A Bank, GPBank, NCB, BVBank, CBBank, TPBank, PGBank, SeABank và gần đây nhất là VietABank.
Kể từ đầu tháng 5, đã có tổng cộng 13 ngân hàng tăng lãi suất huy động với mức điều chỉnh 0,1-0,5%/năm là ACB, Sacombank, Techcombank, VIB, Bac A Bank, GPBank, NCB, BVBank, CBBank, TPBank, PGBank, SeABank và gần đây nhất là VietABank.
Theo báo cáo phát hành mới đây, VDSC dự báo, lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng 70-100 điểm cơ bản từ giờ đến cuối năm trong bối cảnh nhu cầu tín dụng kỳ vọng sẽ hồi phục. “Chúng tôi cho rằng, mức tăng này vẫn trong chừng mực kiểm soát và chưa thể tác động làm tăng lãi suất cho vay. Các ngân hàng vẫn sẽ tập trung đi theo định hướng hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, đồng thời việc giữ mặt bằng lãi suất cho vay ở mức thấp cũng giúp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, vốn là ưu tiên của các ngân hàng ở thời điểm hiện tại”, các chuyên gia của VDSC nhấn mạnh.