Từ ngày 22/3/2023 đến 21/3/2026, thép cuộn và thép dây nhập khẩu vào Việt Nam tiếp tục chịu mức thuế chống lẩn tránh phòng vệ 6,1 - 6,3%.
Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) vừa có thông báo gia hạn áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép cuộn và thép dây nhập khẩu.
Căn cứ kết luận rà soát cuối kỳ của cơ quan điều tra, Bộ Công Thương cũng đã ban hành quyết định gia hạn áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép cuộn và thép dây có mã HS: 7213.91.90, 7217.10.10, 7217.10.29, 7229.90.99, 9839.10.00 nhập khẩu vào Việt Nam với mức thuế cụ thể như sau:
Trước đó, ngày 18/7/2016, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.
Ngày 13/5/2019, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép cuộn, thép dây có mã HS: 7213.91.90, 7217.10.10, 7217.10.29, 7229.90.99, 9839.10.00 nhập khẩu vào Việt Nam.
Trong quyết định, Bộ Công Thương nêu rõ cơ quan điều tra kết luận thép cuộn, thép dây bị điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại là hàng hóa tương tự và cạnh tranh trực tiếp với thép cuộn, thép dây được sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định trong số hàng hóa nhập khẩu bị điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại có một số sản phẩm hiện nay trong nước chưa sản xuất được (bao gồm nhưng không giới hạn ở các loại thép kết cấu chất lượng cao, thép cán kéo phục vụ công nghiệp phụ trợ, công nghiệp ô tô, xe máy) và do đó cần được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Hòa Phát (HPG): 'Quân bài' chiến lược mở đường vào siêu dự án đường sắt tốc độ cao 67 tỷ USD
Hòa Phát (HPG) nắm dần lợi thế trong cuộc cạnh tranh với thép Trung Quốc