Muốn có cuộc sống hạnh phúc khi về già, cha mẹ đừng làm 3 việc này khi sống cùng con cái
Khi sống cùng con, cha mẹ già có thể vô tình tạo ra những mâu thuẫn, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình
Bước vào tuổi xế chiều, nhiều người lớn tuổi thường có mong muốn được sống cùng con cái để quây quần bên gia đình. Tuy nhiên, cha mẹ khi sống cùng con cái đã trưởng thành đôi khi không phải lúc nào cũng mang lại những điều tốt đẹp. Nếu không khéo léo, cha mẹ già có thể vô tình tạo ra những mâu thuẫn, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Dưới đây là 3 điều mà người làm cha mẹ không nên làm khi sống cùng con cái để tránh những mâu thuẫn không đáng có:
1. Quan tâm quá mức đến chuyện của con cái
Ông Trương đã gần 70 tuổi đang sinh sống tại Trùng Khánh (Trung Quốc). Từ khi con trai là Tiểu Trương kết hôn, ông Trương đã chuyển ra ở cùng vợ chồng con trai. Ông luôn cảm thấy mình đã lớn tuổi, việc có thể làm được gì cho con trai đã không nhiều, nên bất khi nào có việc gì ông cũng muốn tham gia, hy vọng trong những năm còn lại của đời mình, có thể chia sẻ bớt gánh nặng cho con.
"Tiểu Trương à, sao con còn chưa đi ngủ? Như vậy không tốt cho sức khỏe đâu”, ông Trương nhìn con trai còn bận rộn trước máy tính, không kìm được mà càu nhàu.
"Ba, con còn chưa xong việc, ba ngủ trước đi", Tiểu Trương trả lời có phần khó chịu.
Ông Trương lắc đầu, thở dài, quay về phòng. Nhưng trong lòng ông lại nghĩ: Sao con không nghe lời khuyên của mình nhỉ? Như vậy thì làm sao chịu nổi?
Sự quan tâm quá mức của ông Trương khiến không khí trong gia đình ngày càng căng thẳng. Tiểu Trương bắt đầu cảm thấy cuộc sống của mình bị gò bó, mất tự do. Còn ông Trương cũng cảm thấy rất ấm ức, nghĩ rằng lòng tốt của mình bị coi thường.
Thực ra, ý định ban đầu của ông Trương là tốt, ông muốn chia sẻ bớt áp lực cho con trai. Nhưng ông không nhận ra rằng, quan tâm quá mức lại khiến con trai cảm thấy ngột ngạt. Người thông minh nên biết rằng, mỗi người đều có cách sống và nhịp độ riêng, làm cha mẹ nên tôn trọng lựa chọn của con cái, chứ không nên can thiệp quá mức vào cuộc sống của chúng.
2. Để con cái phụ thuộc quá mức vào mình
Trái ngược với ông Trương, bà Lưu cùng khu là một trường hợp khác. Bà vô cùng nuông chiều hai cô con gái, hầu như điều gì con muốn bà cũng đáp ứng. Khi con gái lớn làm kinh doanh cần vốn, bà không ngần ngại lấy toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình để hỗ trợ; khi con gái út mua nhà, bà cũng không ngần ngại rút tiền dành dụm để dưỡng già ra giúp.
Dần dần, bà Lưu nhận ra vấn đề của mình và bắt đầu cố gắng thay đổi cách thức giao tiếp với các con. Bà bắt đầu học cách từ chối những yêu cầu không hợp lý của các con và khuyến khích chúng học cách sống tự lập. Dần dần, các con gái cũng bắt đầu hiểu được nỗi lòng của mẹ và học cách biết ơn cũng như đáp lại tình yêu thương của mẹ.
3. Chuyện nhỏ xé ra to, làm trầm trọng thêm mâu thuẫn
Trong một gia đình khác, gia đình ông Vương thường xuyên cãi vã vì những chuyện nhỏ nhặt. Ông Vương là người cố chấp, luôn cho rằng mình đúng và người khác sai, còn bà Vương thì thường xuyên càu nhàu, luôn phóng đại những chuyện nhỏ nhặt rồi liên tục phàn nàn và trách móc.
Thực ra, đây chỉ là những chuyện rất nhỏ, nếu cả 2 có thể bình tĩnh trò chuyện thì sẽ không xảy ra những cuộc cãi vã như vậy. Nhưng ông Vương và bà Vương đều không nhận ra điều này, họ luôn thích dùng cãi vã để giải quyết vấn đề, và kết quả là mâu thuẫn ngày càng trầm trọng.
Nguồn: Sohu
>> 3 thời điểm thích hợp nhất để người cao tuổi trao lại tài sản cho con cái