Theo số liệu tổng hợp từ 27 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý I/2022, tổng lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư đã sụt giảm gần 38% so với cùng kỳ năm trước với 1.923 tỷ đồng.
Theo đó, Ngân hàng Quân đội (MB) vươn lên trở thành ngân hàng lãi nhiều nhất từ mảng này với 1.024 tỷ đồng, tăng 52,4% so với quý I/2021, tạo cách biệt khá xa so với các ngân hàng còn lại.
VPBank, ngân hàng dẫn đầu về lãi thuần từ mảng chứng khoán đầu tư năm 2021, ghi nhận sụt giảm 31% lãi thuần từ mảng này và hiện đang ở vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng.
Ngoài MB và VPBank, Top 5 ngân hàng thu lãi nhiều nhất từ mảng này đều là các gương mặt ngân hàng cổ phần như HDBank, SeABank, OCB. Ngay cả trong Top 10 cũng không có sự xuất hiện của các "ông lớn" Big 4.
Vietcombank, BIDV ghi nhận lãi thuần của mảng này ở mức thấp, trên dưới 1 tỷ đồng trong khi VietinBank lại lỗ hơn 230 tỷ trong quý I.
Có thể nhận thấy sự phân hoá rõ nét giữa các ngân hàng trong mảng mua bán chứng khoán đầu tư.Trong cơ cấu chứng khoán đầu tư của các ngân hàng gồm rất nhiều các sản phẩm như trái phiếu, tín phiếu, giấy tờ có giá, cổ phiếu,... Nhưng trái phiếu thường là loại hình đầu tư phổ biến nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất cụ thể ở đây là trái phiếu chính phủ.
Trong quý đầu năm, một số ngân hàng ghi nhận tăng trưởng mạnh từ mảng này có thể kể đến như SeABank, NCB, Saigonbank với mức tăng ba chữ số. Tuy nhiên, số lượng ngân hàng ghi nhận sụt giảm lãi từ mảng này chiếm đa số.
Chờ đợi bước tiến mới trong tái cơ cấu ngân hàng
Chính thức chuyển giao 2 ngân hàng '0 đồng': Tiền người dân gửi được đảm bảo