Ngôi chùa thiêng ở miền Trung nằm cạnh sông, lưng dựa núi, lưu giữ tượng 'Đầu người đội Phật' nghìn năm tuổi

12-03-2024 16:36|Nhật Linh

Chùa đã tồn tại qua cả nghìn năm lịch sử và giữ được một hệ thống tượng pháp đặc sắc.

Chùa Bà Bụt nằm ở thôn Thượng Thọ (xã Bạch Ngọc, huyện Đô Lương, phủ Anh Sơn) nay thuộc xã Lam Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Chùa nằm bên cạnh dòng sông Lam thơ mộng, phía sau lưng có ngọn núi Hội tạo nên thế vững chắc như một bức tường thành bảo vệ, che chắn giúp ngôi chùa vượt qua bao biến thiên của lịch sử để trường tồn với thời gian.

Chùa Bà Bụt nằm bên cạnh dòng sông Lam thơ mộng, phía sau lưng chùa có ngọn núi Hội

Chùa Bà Bụt nằm bên cạnh dòng sông Lam thơ mộng, phía sau lưng chùa có ngọn núi Hội

Chùa được xây dựng năm 1007 để thờ Đức Phật, đặc biệt là thờ Bà Bụt – người đã giúp Uy Minh Vương Lý Nhật Quang hiển thánh. Lối kiến trúc cổ đã có từ nghìn năm khiến ngôi chùa mang một vẻ đẹp độc đáo và riêng biệt.

Tại chùa, còn lưu giữ một hệ thống tượng cổ (22 pho) bằng gỗ, sơn son thếp vàng, đa dạng về loại hình, kích thước, đặc sắc về cấu tạo, nghệ thuật chế tác. Trong những năm chiến tranh, nhiều pho tượng của một số chùa khác quanh vùng cũng được đưa về phối thờ tại đây.

Tại chùa, còn lưu giữ một hệ thống tượng cổ (22 pho) bằng gỗ, sơn son thếp vàng, đa dạng về loại hình, kích thước, đặc sắc về cấu tạo, nghệ thuật chế tác

Tại chùa, còn lưu giữ một hệ thống tượng cổ (22 pho) bằng gỗ, sơn son thếp vàng, đa dạng về loại hình, kích thước, đặc sắc về cấu tạo, nghệ thuật chế tác

Trong đó, tượng Phật bà Quan Âm 12 tay hay còn gọi là tượng “đầu người đội Phật” là pho tượng cổ duy nhất còn sót lại từ ngày ngôi chùa được xây dựng, tính đến nay đã hơn 1.000 năm.

Bức tượng cao tầm 1,2m được bài trí nơi trang trọng nhất, tuy nhiên do đầu người nằm thấp dưới đáy tượng Phật Bà nên ít người nhìn thấy toàn cảnh trọn vẹn của bức tượng cổ. Chỉ khi vào sâu trong nội điện, luồn người đi qua các bức tượng khác mới thấy rõ đầu người đội tượng Phật Bà.

Trong đó, tượng Phật bà Quan Âm 12 tay hay còn gọi là tượng “đầu người đội Phật” là pho tượng cổ duy nhất còn sót lại từ ngày ngôi chùa được xây dựng, tính đến nay đã hơn 1.000 năm

Trong đó, tượng Phật bà Quan Âm 12 tay hay còn gọi là tượng “đầu người đội Phật” là pho tượng cổ duy nhất còn sót lại từ ngày ngôi chùa được xây dựng, tính đến nay đã hơn 1.000 năm

Khuôn mặt Phật Bà mang nét dịu hiền, đức độ. Mười cánh tay đều có nhiều tư thế khác nhau nhưng vô cùng thon thả, mềm mại. Trong 10 cánh tay có 8 cánh tay giơ lên cao, 2 cánh tay còn lại bắt quyết trước bụng. Chân tượng khoanh tròn trên đài sen. Đội đài sen là một đầu quỷ hình người đàn ông hung dữ, 2 tay trụ chống đài sen. Điều này thể hiện sự quy thuận của cái ác và cũng đúng như câu chuyện kể trong truyền thuyết về sự tích ngôi chùa.

Sự tinh xảo trong nghệ thuật điêu khắc, sự khác biệt trong cấu trúc, sự sâu sắc trong các tầng nghĩa của mỗi chi tiết, họa tiết trang trí đã mang đến cho chùa Bà Bụt một sức hấp dẫn lạ kỳ

Sự tinh xảo trong nghệ thuật điêu khắc, sự khác biệt trong cấu trúc, sự sâu sắc trong các tầng nghĩa của mỗi chi tiết, họa tiết trang trí đã mang đến cho chùa Bà Bụt một sức hấp dẫn lạ kỳ

Ngày nay, tại chùa Bà Bụt cứ đến ngày 20, 21 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm, tín đồ Phật tử và nhân dân trong vùng lại tổ chức lễ tạ để ghi nhớ công ơn bà Bụt phù giúp Uy Minh Vương Lý Nhật Quang.

Nghi thức rước lễ diễn ra trang trọng, di tượng Uy Minh Vương được kiệu từ đền Quả Sơn sang chùa Bà Bụt. Đoàn rước khởi hành từ sớm ngày 20 tháng Giêng, chia làm quân bộ và quân thủy, có các vị chức sắc và bô lão đi kèm, tín đồ Phật tử và nhân dân trong vùng xếp thành hàng dài tiếp nối.

Sau lễ xuất thần, đoàn rước thủy ngược dòng sông Lam, đoàn rước bộ theo đường đất tiến về chùa Bà Bụt. Đoàn thuyền trước khi cập bến chùa có ghé qua động Ngự - nơi xưa kia Uy Minh Vương thường hay duyệt đội thủy binh. Sáu chiếc thuyền rồng trong tiếng pháo lệnh rền vang đua nhau rẽ sóng về chùa Bà Bụt. Đoàn bộ dàn đội hình gồm đội nghi trượng, đội khiêng kiệu thánh.

Khi qua các làng Nhân Bồi, Nhân Hậu, Nhân Trung, Trạc Thanh, đoàn rước dừng lại để nhân dân trong làng ra tế bái. Khoảng tầm giữa trưa, hai đoàn thủy bộ hợp điểm ở chùa Bà Bụt. Kiệu di tượng đức Uy Minh Vương Lý Nhật Quang được đặt tại vị trí trung tâm giữa sân, mặt quay vào chùa, các vị chức sắc, bô lão cùng quân dân theo thứ tự sắp xếp làm lễ bái tạ. Sáng ngày 21 tháng Giêng, hai đội thủy bộ lại làm lễ rước di tượng đức Uy Minh Vương về lại đền Quả Sơn để làm lễ yên vị.

Tồn tại qua cả nghìn năm lịch sử và còn lưu giữ được một hệ thống tượng pháp đặc sắc, chùa Bà Bụt được đánh giá là một trong những ngôi chùa cổ kính, nổi tiếng ở xứ Nghệ

Tồn tại qua cả nghìn năm lịch sử và còn lưu giữ được một hệ thống tượng pháp đặc sắc, chùa Bà Bụt được đánh giá là một trong những ngôi chùa cổ kính, nổi tiếng ở xứ Nghệ

Tồn tại qua cả nghìn năm lịch sử và còn lưu giữ được một hệ thống tượng pháp đặc sắc, chùa Bà Bụt được đánh giá là một trong những ngôi chùa cổ kính, nổi tiếng ở xứ Nghệ - điểm đến chiêm bái, tham quan hấp dẫn của Phật tử và du khách.

>> Ngôi chùa cổ nghìn năm chứa 2 bảo vật quốc gia, được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật

Ngôi chùa hơn 100 năm tuổi thờ bức tượng giống hệt 'người thật' và trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức, được xếp hạng Di tích Lịch sử

Giếng nước lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam đã có cách đây 1.000 năm, chưa bao giờ cạn nước, nằm trong ngôi chùa nổi tiếng của miền Bắc

Ngôi chùa Đường Tăng ẩn náu khi đi Tây Thiên thỉnh kinh và kết tình thầy trò với Tôn Ngộ Không

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ngoi-chua-thieng-o-mien-trung-nam-canh-song-lung-dua-nui-luu-giu-tuong-dau-nguoi-doi-phat-nghin-nam-tuoi-d117811.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Ngôi chùa thiêng ở miền Trung nằm cạnh sông, lưng dựa núi, lưu giữ tượng 'Đầu người đội Phật' nghìn năm tuổi
POWERED BY ONECMS & INTECH