Toàn bộ ngành dệt may Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào lao động thủ công, các biện pháp chống COVID-19 nghiêm ngặt cũng sẽ có tác động lớn đến sản xuất.
Các nhà máy dệt, nhuộm và quần áo chủ chốt của Trung Quốc sẽ đóng cửa sớm trong những tuần Tết Nguyên đán do lượng đơn đặt hàng chậm chạp và nguồn cung gián đoạn do các biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 bùng phát trong khu vực.
Các nhà quản lý của một số doanh nghiệp dệt may tầm trung ở các tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông và Hồ Bắc (Trung Quốc) cho biết họ sẽ bắt đầu tuần nghỉ sớm hơn những năm trước. Các đơn đặt hàng mới đã giảm dần kể từ giữa tháng 12/2021 do nhu cầu ở nước ngoài thấp, và nguồn cung nguyên liệu thô đã bị ảnh hưởng do làn sóng COVID-19 mới bùng lên gần đây.
Một nhà máy may mặc thuộc sở hữu của công ty Shenzhou International Holdings, một trong những nhà sản xuất thiết bị may mặc lớn nhất thế giới, tại Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã phải đóng cửa sớm trong tháng này sau khi phát hiện 10 ca mắc COVID-19 mới.
Hồi đầu tháng 12/2021, một đợt bùng phát dịch COVID-19 tại Thiệu Hưng, một thành phố khác ở Chiết Giang, đã buộc các nhà máy sản xuất vải quan trọng ở đó phải đóng cửa. Giám đốc nhà máy này cho biết một công ty gia công hàng may mặc ở Hà Bắc đã đóng cửa vào đầu tháng 1/2022 do gián đoạn chuỗi cung ứng.
Ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc trước đó đã “chống đỡ” bởi nhu cầu đối với khẩu trang và thiết bị bảo hộ, nhưng điều đó dường như không “bù đắp” được tác động của việc người tiêu dùng dành nhiều thời gian ở nhà và có ít lý do để mua quần áo mới, đặc biệt là ở các thị trường quan trọng ở nước ngoài.
Một nhà quản lý cho biết lượng đơn đặt hàng mới trong quý I/2022 đã giảm dần, kéo theo doanh thu giảm.
Ngành công nghiệp may mặc này phụ thuộc nhiều vào doanh số bán hàng nước ngoài. Một nhà phân tích cho biết biến thể Omicron đã làm trầm trọng thêm tình hình dịch bệnh ở nước ngoài, vì vậy các nhà xuất khẩu tỏ ra bi quan về nhu cầu toàn cầu trong ngắn hạn.
Ngoài vấn đề giá vận chuyển quốc tế tăng đáng kể làm tăng chi phí vận tải, việc đồng NDT tăng giá cũng đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhà sản xuất, khiến họ không muốn nhận đơn đặt hàng ở nước ngoài.
Theo các nhà phân tích, toàn bộ ngành dệt may Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào lao động thủ công, có nghĩa là các biện pháp chống COVID-19 nghiêm ngặt cũng sẽ có tác động lớn đến sản xuất.
Ông Donald Trump tái đắc cử: Cơ hội vàng cho ngành dệt may Việt Nam giữa thế khó của Trung Quốc
Thị trường đón nhiều tín hiệu tích cực, CTCK gọi tên 11 cổ phiếu hưởng lợi từ xu hướng vĩ mô