Năm 2024, TP. HCM được giao tổng số vốn đầu tư công ngân sách địa phương là 75.577 tỷ đồng.
Sáng 19/5, HĐND TP. HCM khóa X khai mạc kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề). Tại kỳ họp, UBND TP. HCM đã có tờ trình về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách địa phương.
Theo đó, năm 2024, TP. HCM được giao tổng số vốn đầu tư công ngân sách địa phương là 75.577 tỷ đồng.
Tại kỳ họp tháng 3/2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố thông qua điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công giữa các cơ quan, đơn vị với tổng số vốn điều chỉnh tăng và giảm tương ứng là 3.702 tỷ đồng, đảm bảo không thay đổi mức vốn đầu tư công của thành phố được Thủ tướng Chính phủ giao.
Trên cơ sở đó, Thành phố đã thực hiện điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 trong nội bộ các ngành, lĩnh vực, chương trình của các chủ đầu tư sử dụng vốn ngân sách địa phương.
Tuy nhiên, để sử dụng nguồn vốn đầu tư công hiệu quả, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của Thành phố và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án được bổ sung vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025, UBND Thành phố tiếp tục trình HĐND Thành phố xem xét, điều chỉnh tăng và giảm tương ứng 1.112 tỷ đồng.
Cụ thể, Thành phố xin điều chỉnh tăng 1.112 tỷ đồng để bố trí vốn thực hiện các dự án chuyển tiếp, khởi công mới đã được Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư, quyết định điều chỉnh dự án đầu tư; các dự án chuẩn bị đầu tư đã được quyết định chủ trương đầu tư; các nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và các dự án trình HĐND Thành phố quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư tại cùng kỳ họp.
Trong đó, điều chỉnh tăng vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài là 2,9 tỷ đồng; điều chỉnh tăng vốn ngân sách thành phố bổ sung có mục tiêu cho các huyện, TP. Thủ Đức hơn 317 tỷ đồng.
Phần lớn số tiền còn lại, hơn 778 tỷ đồng được thành phố đề xuất điều chỉnh tăng vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách Thành phố tập trung. Một số dự án được đề xuất bổ sung vốn lớn như bồi thường giải phóng mặt bằng Công viên lịch sử văn hóa dân tộc (337 tỷ đồng), bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư cho dự án mở rộng đường Xa lộ Hà Nội…
Tuy nhiên, để không thay đổi mức vốn đầu tư công năm 2024 được giao, Thành phố đề xuất giảm số vốn tương ứng, trong đó phần lớn (1.100 tỷ đồng) là điều chỉnh giảm vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách Thành phố tập trung.
Một số dự án bị giảm vốn lớn nhất có thể kể đến như bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án cải tạo rạch Bầu Trâu (424 tỷ đồng); dự án đầu tư từ Quỹ đầu tư mạo hiểm CNC9 (330 tỷ đồng)…
>> Lộ diện một ‘điểm đến’ đã chi 1,9 tỷ USD để nhập khẩu sản phẩm này từ Việt Nam
Lộ diện một ‘điểm đến’ đã chi 1,9 tỷ USD để nhập khẩu sản phẩm này từ Việt Nam
'Lên đời' cảng hàng không quốc tế đầu tiên tại Tây Nguyên: Sẽ là sân bay cấp 4E, quy mô đến 340ha