Các nhà phân tích lưu ý, OPEC+ đang phải chật vật để đạt được mục tiêu nâng sản lượng lên 400.000 thùng/tháng.
Các quốc gia sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới sẽ họp vào ngày 2/2/2022 để thảo luận về việc tăng thêm sản lượng, trong khi giá dầu thô đã đạt mức cao nhất trong bảy năm do căng thẳng địa chính trị.
Là một phần của các cuộc họp thường kỳ kể từ khi đại dịch COVID-19 làm rung chuyển thị trường, 13 thành viên của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và 10 đối tác (OPEC+) đã triệu tập cuộc họp trực tuyến bàn về sản lượng.
Nhiều nhà phân tích kỳ vọng thành viên Saudi Arabia và Nga, sẽ quyết định tiếp tục tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày vào tháng 3. Điều này sẽ phù hợp với chiến lược dần dần nâng sản lượng của họ kể từ tháng 5/2021 sau khi cắt giảm mạnh để hạn chế giá dầu lao dốc khi đại dịch COVID-19 bắt đầu lây lan.
Căng thẳng giữa Nga - nhà sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới, và phương Tây cũng dấy lên lo ngại rằng nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu có thể bị gián đoạn. Thị trường cũng bất an trước những diễn biến mới về tình hình Trung Đông giữa Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và lực lượng Houthi ở Yemen.
Bên cạnh những bất ổn địa chính trị, các nhà phân tích lưu ý rằng OPEC+ đang phải chật vật để đạt được mục tiêu nâng sản lượng lên 400.000 thùng/tháng, làm tăng thêm áp lực lên giá dầu.
Trong phiên chiều 31/1 giá dầu đã lên gần mức cao nhất trong 7 năm. Giá dầu Brent tăng 1,28 USD (1,4%) lên 91,31 USD/thùng sau khi tăng 69 xu Mỹ hôm 28/1. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng tăng 1,14 USD (1,3%) lên 87,96 USD/thùng.
Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) ứng phó như thế nào với 'mùa đông khắc nghiệt' của ngành lọc hóa dầu?
Mỹ bơm 13,4 triệu thùng dầu mỗi ngày, thách thức OPEC+ giữa lúc giá dầu giảm