“Phá băng” trái phiếu doanh nghiệp

10-06-2023 08:09|LÊ MỸ

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vẫn còn trầm lắng nên cần tiếp tục giải pháp mạnh hơn để “phá băng” thị trường này.

tpdn2.png

Thị trường TPDN sơ cấp tiếp tục kém sôi động từ tháng 4 cho đến 26/5, tức khoảng 2 tháng bặt tín hiệu phát hành mới.

“Đóng băng” phát hành

Theo dữ liệu VBMA tổng hợp từ HNX và SSC, tính đến ngày 26/5/2023, chưa có đợt phát hành TPDN nào được ghi nhận trong tháng 5/2023. Trong tháng 4, có 1 đợt phát hành riêng lẻ và 1 đợt phát hành ra công chúng với tổng giá trị phát hành 2.671 tỷ đồng được ghi nhận (tương đương 10% tổng khối lượng phát hành của tháng liền kề).

VMBA cho biết, lũy kế từ đầu năm đến 26/5, tổng giá trị phát hành TPDN được ghi nhận là 31.658 tỷ đồng, với 7 đợt phát hành công chúng trị giá 5.521 tỷ đồng (chiếm 17% tổng giá trị phát hành) và 15 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 26.137 tỷ đồng (chiếm 83% tổng số). Như vậy, lượng phát hành mới chủ yếu chỉ tập trung nửa cuối tháng 3, với hiệu ứng tức thời của Nghị định 08/2023.

Cập nhật theo báo cáo mới đầy đủ đến hết tháng 5, VMBA ghi nhận thêm đã có 4 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 05/2023, với tổng giá trị 2.600 tỷ đồng.

Cả 4 đợt phát hành này đều của Công ty TNHH Khai Thác Chế Biến Khoáng Sản Núi Pháo (Masan Hightech Materials). Các lô trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, áp dụng lãi suất phát hành 9%/năm.

Cộng thêm 4 đợt phát hành này, lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 05/2023, tổng giá trị phát hành TPDN được ghi nhận là gần 34,3 nghìn tỷ đồng, với 7 đợt phát hành công chúng trị giá 5.521 tỷ đồng (chiếm 16% tổng giá trị phát hành) và 19 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 28.737 tỷ đồng (chiếm 84%).

Đáng lưu ý là 4 đợt phát hành của Khai Thác Chế Biến Khoáng Sản Núi Pháo, là của công ty thuộc Tập đoàn Masan, một trong những doanh nghiệp mạnh về khả năng huy động và luôn được các nhà đầu tư nước ngoài ưu ái, đánh giá cao về khả năng thanh toán và do đó thường thành công với các đợt gọi vốn lớn.

tpdn.jpg
Nguồn: VMBA

Như vậy, thị trường vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi "tảng băng" đóng phát hành sơ cấp, ngoại trừ những doanh nghiệp lớn, uy tín, hoặc nhóm doanh nghiệp trong một nhóm, đối tác hệ sinh thái.

Chờ điều kiện gì?

Chuyên gia tài chính Nguyễn Lê Ngọc Hoàn cho rằng, sở thị trường TPDN “đóng bằng” trong 2 tháng qua do:

Thứ nhất, cần phải nhìn ra thị trường chung để nhận thấy khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp nói chung hiện tại đang yếu do do lượng đơn hàng giảm sút và nhu cầu tiêu dùng chững lại.

Thứ hai, nếu như nhóm sản xuất kinh doanh có nhu cầu chủ yếu để vận hành, giữ sản xuất, quay vòng vốn ngắn hạn thì nhóm có nhu cầu lớn và dài hạn vẫn là các doanh nghiệp làm dự án như: Bất động sản, Năng lượng, Hạ tầng…

Trong các nhóm này, trừ ngân hàng, thì nhóm bất động sản, năng lượng, hạ tầng có nhu cầu vốn lớn, đặc biệt cho các dự án dở dang. Tuy nhiên, với tình trạng khả năng thanh toán nợ của nhóm này xuống thấp, nhiều lô trái phiếu chậm thanh toán, không có dòng tiền mới, các dự án muốn huy động mới cũng “kẹt”. Vì vậy, doanh nghiệp ngày càng hẹp tài sản hiện hữu/ dự án để làm cơ sở phát hành mới.

Trong khi đó, thị trường vẫn có tâm lý thận trọng, trái chủ không sẵn sàng với các đợt phát hành mới dù đã được ngưng quy định nhà đầu tư chuyên nghiệp mới được mua trái phiếu.

“Nhìn chung, tình hình khó khăn của phát hành mới lẫn chậm trả nợ cũ sẽ tiếp tục gia tăng và tập trung ở nhóm phi ngân hàng. Theo đó, thị trường có thể sẽ phải chờ các ngân hàng triển khai tích cực cơ cấu nợ, từ đó dần lan tỏa ra thị trường vốn. Cùng với đó là các ngân hàng một khi xây dựng được khung, tiêu chí xác định xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, thì mới mạnh dạn mua lại trái phiếu”, chuyên gia dự báo.

Bức tranh ngành ngân hàng 2025: Tăng trưởng mạnh mẽ, thách thức chờ đợi

Luật Chứng khoán sửa đổi 2024: Bước tiến mới trong việc bảo vệ nhà đầu tư

Theo diendandoanhnghiep.vn
https://diendandoanhnghiep.vn/pha-bang-trai-phieu-doanh-nghiep-245283.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    “Phá băng” trái phiếu doanh nghiệp
    POWERED BY ONECMS & INTECH