Lạm phát Mỹ hạ nhiệt, Dowjones tăng hơn 1,200 điểm, S&P 500 tăng hơn 5,5%.
Kết phiên giao dịch ngày 10/11, VNindex quay đầu giảm mạnh 38,35 điểm xuống 947,24 điểm, toàn sàn có 21 mã tăng giá, 447 mã giảm giá và 38 mã đứng giá. HNXindex giảm 9 điểm xuống 192,39 điểm, UPCOMindex giảm 3,41 điểm xuống 68,8 điểm.
Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 12.172 tỷ đồng tăng 10.1% so với phiên 09/11, trong đó giá trị giao dịch trên sàn HOSE chiếm hơn 10.827 tỷ đồng.
Khối ngoại mua ròng trên toàn thị trường hơn 90 tỷ đồng trong đó mua ròng trên sàn HOSE với giá trị hơn 14 tỷ đồng, mua ròng trên HNX với giá trị gần 42 tỷ đồng, mua ròng trên sàn UPCOM 34 tỷ đồng.
VN Index quay lại với diễn biến thận trọng trong ngày thứ Năm sau nhịp hồi phục ngắn liền trước. Chỉ số hình thành nến đỏ thân dài trên đồ thị ngày và chỉ bắt đầu ghi nhận trạng thái “rút chân” khi dần chuyển sang phiên ATC. VN Index đóng cửa quanh vùng 947,2 điểm (-3,89%). Khối lượng cải thiện mạnh mẽ so với mức bình quân 20 phiên, đạt hơn 637,6 triệu cổ phiếu, vừa thể hiện áp lực của bên cung vừa thể hiện tín hiệu khả quan của lực cầu dò đáy.
Sau khi vừa cắt xuống cận dưới của kênh giá (quan sát trên đồ thị kỹ thuật), chỉ số hình thành trạng thái pull-back vào cuối ngày. Trong các phiên tới, nếu chỉ số chinh phục trở lại vùng cận dưới, xu thế hồi phục có thể sẽ mở rộng với các vùng mục tiêu gần là 975 điểm, tuy nhiên nếu không quay lại trên vùng cận dưới, chỉ số sẽ tìm điểm cân bằng quanh các vùng hỗ trợ gần là 935-915 điểm.
Tuy nhiên, phiên giao dịch hôm nay có thể sẽ diễn ra tích cực hơn khi chỉ số CPI tháng 10 tại Mỹ tăng 0.4% so với tháng trước và tăng 7.7% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng hàng năm thấp nhất kể từ tháng 1/2022 và giảm so với mức 8.2% hồi tháng trước.
Khuyến nghị đầu tư:
- Nhà đầu tư ngắn hạn giao dịch với tỷ trọng thấp và tuân thủ các nguyên tắc quản trị rủi ro.
- Nhà đầu tư theo trường phái mua và nắm giữ dài hạn nên thực hiện chiến lược giải ngân từng phần đối với các cổ phiếu đầu ngành đang trong nhịp điều chỉnh và có P.B <1.