Phiên giao dịch ngày 22/7/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

21-07-2021 19:08|Tân An

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 22/7/2021, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Theo số liệu ước tính của CTCP Gemadept (HOSE: GMD) công bố tại ĐHCĐ, doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 đạt 1.439 tỷ đồng, tăng 19% YoY; LNTT đạt 388 tỷ, tăng 38% YoY. Theo đó hoàn thành 51% kế hoạch doanh thu và 55% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.

Doanh thu GMD tăng trưởng từ mức nền thấp cùng kỳ 2020, nhờ Cảng Gemalink (GML) bắt đầu khai thác từ tháng 1/2021 và tăng trưởng hàng hóa từ Cảng Nam Đình Vũ. Sản lượng GML 6T2021 đạt khoảng 330.000-350.000 TEU và dự kiến sẽ đạt 950.000-1.100.000 TEU trong năm 2021, tương đương 65-75% công suất giai đoạn 1. Ban lãnh đạo dự kiến trong năm nay GML sẽ có lãi mặc dù chúng tôi ước tính GML đang lỗ khoảng 53,5 tỷ đồng trong quý 1/2021. GMD cho biết họ đang đàm phán chuyển nhượng cổ phần tại GML với các hãng vận tải container quốc tế, giảm tỷ lệ sở hữu tại GML từ 65% xuống 51%, để thu hút thêm hàng hóa mới vào Cảng. FSC cho rằng thông tin các thương vụ tại GML sắp tới sẽ hỗ trợ cho giá cổ phiếu.

undefined

Hình minh họa

Đối với cảng Nam Đình Vũ dự kiến giai đoạn 1 sẽ vận hành toàn bộ công suất vào nửa cuối năm 2021 và khởi động đầu tư giai đoạn 2 sau khi bị hoãn do dịch Covid. giai đoạn 2 cảng Nam Đình Vũ dự kiến vận hành vào năm 2023 sẽ bổ sung thêm 600.000 TEU cho cảng GMD tại Hải Phòng, tương đương 52% công suất hiện tại của khu vực này.

Bên cạnh đó, theo xu hướng xuất nhập khẩu gia tăng đang hỗ trợ tăng trưởng lượng hàng hóa tại Cụm Cảng Hải Phòng từ cuối 2020 và kỳ vọng sẽ tiếp tục đóng góp vào đà tăng trưởng trong 2021. Ngoài ra, giá sàn của dịch vụ xếp dỡ container tại Hải Phòng và Cái Mép - Thị Vải dự kiến sẽ tăng thêm 10% trong vài tháng tới sẽ giúp biên lợi nhuận GMD tiếp tục cải thiện.

Ở mức giá đóng cửa hiện tại, GMD đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 31,2x (tương ứng EPS TTM là 1.338 VNĐ) và EV/EBITDA là 16,2x, thấp hơn mức bình quân ngành. Mức Stock Rating của GMD ở mức 85 điểm, trong đó Điểm cơ bản và Sức mạnh giá đều trên 80 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồng thời, đồ thị giá của GMD vượt lên trên đường trung bình 20 ngày và đồ thị giá bước vào giai đoạn tích lũy. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại.

Cổ phiếu TDM (CTCP Nước Thủ Dầu Một – sàn HOSE) đang ở trong trạng thái tăng giá trở lại sau khi có giai đoạn điều chỉnh từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 7. Thanh khoản tăng cao trong phiên hôm nay đã giúp cổ phiếu tăng ấn tượng 6,81%.

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Chỉ báo động lượng RSI ở trên giá trị 50 đồng thời đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của TDM nằm tại khu vực 28.5-29. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 33, cắt lỗ nếu ngưỡng 28.2 bị xuyên thủng.

undefined

Nguồn: BSC, PTKT Itrade

Nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu chính của CTCP Thép Nam Kim (HOSE - Mã: NKG) tiếp tục phục hồi sau đại dịch. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của NKG là khu vực ASEAN, EU và Bắc Mỹ. Các quốc gia này đang thúc đẩy nền kinh tế bằng cách bơm các gói chi tiêu do chính phủ tài trợ cho các hạng mục cơ sở hạ tầng làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ thép.

Giá thép HRC và CRC tăng và chưa có dấu hiệu chậm lại do thiếu hụt thép dẹt trên thịtrường EU. Theo Hiệp hội thép thế giới, EU sản xuất 138,8 triệu tấn thép thô vào năm 2020, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm ngoài và là năm thứ ba liên tiếp so với mức đỉnh gần đây là 169 triệu tấn vào năm 2017. Các nguồn cung cấp thép chưa thể hồi phục so với mức trước đại dịch, ít nhất là cho tới 2023 đối với nguồn cung và 2022 đối với nhu cầu. Hiệp hội các nhà sản xuất thép châu Âu – Eurofer dự báo rằng sản lượng sản xuất tăng 7,4% trong năm 2021 và 4,1% vào năm 2022. Eurofer cho biết tiêu thụ sẽ phục hồi nhanh hơn với mức tăng 13,3% vào năm 2021 và 3,4% vào năm 2022, sau mức giảm 13% của năm 2020.

Biên lợi nhuận gộp của NKG tăng mạnh và duy trì ổn định. Hàng tồn kho tăng mạnh 70% cửa quý 2/2021 so với quý 1/2021, và 63% của quý 1/2021 so với quý 4/2020 do nhu cầu tăng mạnh từ thị trường trong nước lẫn suất khẩu, do vậy công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất, tích trữ hàng tồn kho thành phẩm, nguyên vật liệu do đó hàng tồn kho có xu hướng tăng dần nhằm phục vụ nhu cầu thép để phục hồi cũng như kích thích nền kinh tế. Lượng hàng tồn kho giá thấp được kỳ vọng sẽ góp phần tăng và duy trì mức biên lợi nhuận tốt cho NKG trong xu hướng giá HRC vẫn đang tăng trong ngắn hạn.

RỦI RO: Rủi ro lớn đối với Thép Nam Kim là 1) giá nguyên vật liệu đầu vào là thép HRC tăng cao nhưng không được chuyển vào giá bán 2) bảo hộ ngành thép từ các thị trường do NKG xuất khẩu.

KBSV khuyến nghị MUA đối với mã cố phiểu NKG với giá mục tiêu 40.800 VNĐ/CP, tiềm năng tăng giá 33,5% so với mức giá đóng cửa ngày 19/07/2021.

Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Theo kinh te chung khoan
https://kinhtechungkhoan.vn/phien-giao-dich-ngay-2272021-nhung-co-phieu-can-luu-y-98485.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Phiên giao dịch ngày 22/7/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý
    POWERED BY ONECMS & INTECH