Chứng khoán

Phó Giáo sư quê Quảng Nam sở hữu khối tài sản 13.400 tỷ đồng, điều hành 'đế chế' hơn 32.000 nhân sự

Quốc Trung 12/12/2024 - 11:37

2024 tiếp tục được ghi nhận là một năm thành công lớn đối với Tập đoàn FPT - doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam. Dưới sự điều hành của Chủ tịch Trương Gia Bình, FPT đạt dấu ấn hội nhập sâu rộng, không chỉ tăng trưởng mạnh về kinh doanh mà còn bứt phá giá trị cổ phiếu.

FPT là một trong những doanh nghiệp VN30 đời đầu và hiếm hoi duy trì được tốc độ tăng trưởng ấn tượng trên cả thị trường kinh doanh và sàn chứng khoán sau gần hai thập kỷ niêm yết. Sau 10 tháng đầu năm 2024, FPT ghi nhận doanh thu 50.796 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 9.226 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,6% và 20% so với cùng kỳ. Các kết quả này tiệm cận kế hoạch kinh doanh kỷ lục với mục tiêu doanh thu 61.850 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 10.875 tỷ đồng, đều tăng khoảng 18% so với năm trước.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu FPT tiếp tục gây ấn tượng khi kết phiên ngày 11/12/2024 tăng 0,7% lên mức đỉnh lịch sử 150.500 đồng. Từ đầu năm, mã này đã tăng gần 57%, nâng vốn hóa thị trường lên 221.395 tỷ đồng (khoảng 8,72 tỷ USD).

Phó Giáo sư quê Quảng Nam sở hữu khối tài sản 13.400 tỷ đồng, điều hành 'đế chế' hơn 32.000 nhân sự
Tại báo cáo thường niên 2023, Tập đoàn FPT cho biết có gần 32.400 nhân sự toàn hệ thống

Với việc nắm giữ 88,7 triệu cổ phiếu FPT và gần 3,3 triệu cổ phiếu TPB, ông Trương Gia Bình (PGS.TS Toán - Lý) hiện sở hữu khối tài sản gần 13.400 tỷ đồng, đứng trong Top 7 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Trong bối cảnh giá cổ phiếu tăng cao, ngày 10/12/2024, Tập đoàn FPT và SBI Holdings (tập đoàn dịch vụ tài chính hàng đầu Nhật Bản) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác. Theo đó, SBI Holdings dự kiến đầu tư 35% cổ phần vào Công ty TNHH FPT Smart Cloud Japan - doanh nghiệp chuyên về AI và Cloud mới được thành lập tại Nhật Bản.

Dù giá trị thương vụ không được tiết lộ, sự hợp tác này là bước tiến quan trọng nhằm phát triển nhà máy AI (AI Factory) và các giải pháp điện toán đám mây, góp phần đưa Nhật Bản thành quốc gia AI hàng đầu. Quá trình thực hiện đầu tư dự kiến hoàn tất vào cuối tháng 1/2025.

Giữa tháng 11/2024, FPT đã ra mắt FPT AI Factory tại Việt Nam và Nhật Bản, đồng thời công bố hệ sinh thái đối tác với NVIDIA, SCSK, ASUS, Hewlett Packard Enterprise, VAST Data, và DDN. Đây được kỳ vọng là giải pháp toàn diện cho việc phát triển AI từ đầu đến cuối, với mục tiêu đạt doanh thu khoảng 100 triệu USD từ năm 2025, biên lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao đạt 50%.

Theo SSI Research, năm 2025, lợi nhuận trước thuế của FPT có thể đạt gần 13.700 tỷ đồng, nhờ mảng CNTT nước ngoài tiếp tục tăng trưởng và doanh thu từ FPT AI Factory. Đến năm 2026, doanh thu và lợi nhuận ròng dự kiến lần lượt đạt 91.200 tỷ đồng (tăng 18%) và 12.400 tỷ đồng (tăng 23%).

Hiện tại, cổ phiếu FPT giao dịch với P/E 22,3x, mức tăng trưởng EPS 27%. Dù cao hơn P/E trung bình 19 lần của các công ty công nghệ toàn cầu (tăng trưởng EPS 11%), FPT vẫn được đánh giá hấp dẫn nhờ tiềm năng tăng trưởng dài hạn từ mảng CNTT và công nghệ AI.

>> Cổ đông kỳ vọng gì ở mức P/E siêu đắt đỏ của FPT Retail (FRT)?

Vụ Mr. Pips: Một sinh viên FPT trình báo bị lừa 8 tỷ đồng

Luật Dược sửa đổi chính thức được thông qua: Cơ hội lớn cho FPT Retail (FRT) bứt phá

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/pho-giao-su-que-quang-nam-so-huu-khoi-tai-san-13400-ty-dong-dieu-hanh-de-che-hon-32000-nhan-su-265353.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Phó Giáo sư quê Quảng Nam sở hữu khối tài sản 13.400 tỷ đồng, điều hành 'đế chế' hơn 32.000 nhân sự
    POWERED BY ONECMS & INTECH