Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 4/8/2021, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích dẫn để bạn đọc tham khảo.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (HOSE: VCB) vừa công bố BCTC Q2/2021. Lợi nhuận thấp hơn so với KQKD sơ bộ. Theo đó, LNST của CĐCT mẹ Q2/2021 đạt 3,9 nghìn tỷ đồng (-43% QoQ/ -14% YoY) do thu nhập phí thấp và chi phí dự phòng cao. LNST của CĐCT mẹ 6T2021 đạt 10,9 nghìn tỷ đồng (+24% YoY).
Tín dụng tăng 9,8% YTD (so với hạn mức ban đầu là 10,5%), đạt 922 nghìn tỷ đồng, tương đương với kết quả sơ bộ. Thu nhập lãi thuần Q2/2021 đạt 11,1 nghìn tỷ đồng (+10% QoQ/ +37% YoY). Thu nhập lãi thuần 6T2021 là 21,2 nghìn tỷ đồng (+24% YoY).
Thu nhập phí Q2/2021 chỉ đạt 428 tỷ đồng (-88% QoQ/ -63% YoY). Chi tiết vẫn chưa được công bố, nhưng chúng tôi cho rằng sự sụt giảm trong thu nhập phí phần lớn có thể là do VCB không ghi nhận khoản phí trả trước từ thương vụ bancassurance độc quyền trong Q2/2021. Thu nhập phí 6T2021 là 3,9 nghìn tỷ đồng (+69% YoY).
Chi phí hoạt động Q2/2021 đạt 4,7 nghìn tỷ đồng (-1% QoQ/ +52% YoY). Chi phí hoạt động 6T2021 đạt 9,5 nghìn tỷ đồng (+18% YoY). Kết quả tăng do chi phí quản lý cao hơn, đạt 3,4 nghìn tỷ đồng (+56% YoY) trong 6T2021. Lưu ý rằng, VCB đã từng cắt giảm chi phí hoạt động thông qua việc giảm chi phí quản lý (-22% YoY) trong 6T2020.
LNHĐKD trước dự phòng (PPOP) trong Q2/2021 đạt khoảng 8,2 nghìn tỷ đồng (-25% QoQ/ +7% YoY). PPOP 6T2021 đạt 19,1 nghìn tỷ đồng (+27% YoY), so với kết quả PPOP sơ bộ là 19,6 nghìn tỷ đồng.
Chi phí dự phòng Q2/2021 đạt 3,2 nghìn tỷ đồng (+42% QoQ/ +74% YoY). Tổng dự phòng 6T2021 đạt 5,5 nghìn tỷ đồng (+37% YoY).
LNTT Q2/2021 đạt 4,9 nghìn tỷ đồng (-43% QoQ/ -14% YoY). LNTT 6T2021 đạt 13,6 nghìn tỷ đồng (+24% YoY), so với LNTT sơ bộ là 14,8 nghìn tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) giảm -14bp QoQ và -9bp YoY, đạt 0,74% tính đến hết Q2/2021, so với tỷ lệ NPL sơ bộ là 0,91%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) là 352% (+73ppt QoQ/+97ppt YoY), so với tỷ lệ LLR sơ bộ là 280%. VCB hiện vẫn là ngân hàng có tỷ lệ LLR cao nhất ngành.
Tỷ lệ CASA đạt 33,2% tính đến hết Q2/2021 (+10bp QoQ/ +4,4ppt YoY).
Theo FSC, thu nhập phí thấp là một trong những nguyên nhân làm giảm lợi nhuận Q2/2021. Tuy nhiên, FSC tin rằng khoản thu nhập phí sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm 2021, chủ yếu ghi nhận từ khoản phí trả trước và doanh thu bancassurance.
Chất lượng tài sản vững chắc với tỷ lệ nợ xấu thấp, nhưng cần chú ý khả năng gia tăng nợ xấu trong tương lai. Cụ thể, nợ cần chú ý tăng 102% YTD, đạt 5,6 nghìn tỷ đồng; và nợ nghi ngờ tăng vọt 239% YTD, đạt 757 tỷ đồng. Tỷ lệ LLR cao của VCB tiếp tục cho thấy chính sách thận trọng của ngân hàng đối với quản lý rủi ro tín dụng.
Cổ phiếu đang giao dịch tương ứng với P/B năm 2021E là 3,2x, so với trung vị ngành là 1,9x. Chúng tôi tiếp tục xem VCB là ngân hàng có chất lượng tốt nhất tại Việt Nam với tỷ lệ LLR cao và tỷ lệ NPL thấp, và FSC tôi tin rằng VCB xứng đáng với mức định giá cao hơn trung bình ngành. Do đó, FSC duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VCB.
Xem xét mua cổ phiếu PVT ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp
Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (HOSE - Mã: PVT) ghi nhận doanh thu Q2/2021 đạt 1.873 tỷ đồng, tăng 2% YoY, LNST đạt 257 tỷ, tăng 8% YoY. Lũy kế 6T2021, PVT ghi nhận doanh thu 3.581 tỷ, tăng 5% YoY và LNST 439 tỷ, tăng 39% YoY. Như vậy, PVT đã hoàn thành 60% kế hoạch doanh thu và 109% kế hoạch lợi nhuận.
KQKD Q2/2021 khả quan đến từ việc giá dầu hiện tại ở mức cao $75 đang hỗ trợ giá cước vận tải của PVT. Theo đó, biên lợi nhuận gộp tăng lên mức 19,4%, cao hơn mức cùng kỳ là 14,1%. Tuy nhiên, chi phí lãi vay Q2 tăng 87% do PVT bắt đầu gia tăng vay nợ để phục vụ cho kế hoạch mở rộng đội tàu trị giá 300 triệu USD trong năm nay. PVT cho biết họ đã tiếp nhận 1 tàu mới vận chở khí siêu lớn (VLGC), chi phí 40 triệu USD, hồi cuối tháng 6/2021.
Trong 6 tháng cuối năm 2021, chúng tôi vẫn đánh giá cao khả năng giá dầu Brent vẫn sẽ tiếp tục được neo ở mức cao khi mà các nước đang dần kiểm soát làn sóng COVID và tình hình tiêm vaccine đang tiến triển khả quan hơn ở nhiều nước. Theo đó, điều này sẽ hỗ trợ giá cước vận tải của PVT.
Động lực tăng trưởng của PVT nằm ở kế hoạch mở rộng đội tàu. Tính chung 6T2021, PVT đã tiếp nhận các tàu PVT Azura (tàu xăng dầu thành phẩm), PVT Dawn (tàu xăng dầu thành phẩm), PVT Diamond (tàu hàng rời) và tàu VLGC mới. FSC kỳ vọng PVT sẽ tiếp tục nhận 1 tàu VLGC thứ 2 và 1 tàu chờ dầu siêu lớn (VLCC) nữa trong 2 Quý cuối năm nay. Trong 3 năm tới, số tàu mới dự kiến của PVT là 12-15 tàu, đây sẽ là động lực tăng trưởng trong trung hạn của PVT.
Ngoài ra, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã bảo dưỡng xong cuối 2020 và cũng có kế hoạch mở rộng giai đoạn 2 sắp tới. Điều này sẽ đảm bảo lượng hàng vận tải cho PVT trong trung hạn.
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, PVT đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 8,5x (tương ứng EPS TTM là 2.166 VNĐ). Mức Stock Rating của PVT ở mức 85 điểm cho nên chúng tôi duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của PVT vượt lên trên mức kháng cự 18.80, nhưng đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên đồ thị giá có thể sẽ còn xuất hiện các nhịp điều chỉnh. Đồng thời, xu hướng ngắn hạn của PVT cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp.
Cổ phiếu MBS (CTCP Chứng khoán MB – sàn HNX) đang nằm trong xu hướng hồi phục từ vùng đáy 28.0. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều cho thấy tín hiệu hồi phục. Đường giá cổ phiếu đã nằm trong dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn sắp hình thành.
Nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế quanh ngưỡng giá 30.0 và chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng giá 36.0. Cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 28.5.
Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.