Quỹ bình ổn xăng dầu còn bao nhiêu tiền?

15-09-2022 10:49|Linh San

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu không nằm trong cân đối ngân sách Nhà nước, không vì mục tiêu lợi nhuận, không có bộ máy, tổ chức riêng.

Trích lập hơn 1.000 tỷ đồng

Ngày 14/9, Bộ Tài chính đã công khai thông tin tình hình trích lập, sử dụng và lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (quỹ BOG).

Bộ Tài chính cho biết, tiếp tục thực hiện nguyên tắc công khai minh bạch trong điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 và Nghị định 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 (sửa đổi, bổ sung) của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đến hết Quý II/2022 (hết ngày 30/6/2022): 310,794 tỷ đồng;

Tổng số trích Quỹ Bình ổn xăng dầu trong Quý II năm 2022 (từ ngày 01/4/2022 đến hết ngày 30/6/2022): 1.007,807 tỷ đồng; Tổng số sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu trong Quý II năm 2022 (từ ngày 01/4/2022 đến hết ngày 30/6/2022): 526,726 tỷ đồng. Số lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dương trong Quý II năm 2022: 1,426 tỷ đồng; lãi vay phát sinh trên số dư âm trong Quý II năm 2022: 1,792 triệu đồng.

Số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu thời điểm 31/3/2022: -169,920 tỷ đồng.

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu được sử dụng theo cơ chế "khi cần thì trích và khi cần thì chi", hoàn toàn không mất đi, quan trọng nhất "trích" và "chi" vào thời điểm nào.

Trong 8 kỳ chi liên tục từ ngày 21/01/2022 đến kỳ ngày 21/04 và sau đó là 5 kỳ liên tục từ 1/4 đến 21/6 để bình ổn giá xăng dầu trong nước tăng liên tục, chúng ta đã phải chi liên tục. Vì vậy, giá bình quân giá mặt hàng xăng dầu thế giới biến động từ 11,38% đến 45,95% nhưng giá xăng dầu trong nước đến kỳ điều hành ngày 22/8 vừa qua chỉ tăng từ 1,14% đến 40,37%, đó là lợi ích của Quỹ.

Đến khi giảm nhiều thì lại trích một phần để đưa vào quỹ trong lúc quỹ có giới hạn, thậm chí nhiều doanh nghiệp có quỹ bình ổn âm, phòng khi lúc giá xăng dầu tăng cao thì có cách để điều tiết giá xăng dầu, khi quỹ có giới hạn.

Tại Việt Nam, giá xăng tăng thì tất cả các mặt hàng khác đều tăng nhưng khi giá xăng giảm thì giá các mặt hàng khác lại không giảm thì lúc này vai trò của Quỹ Bình giá xăng dầu ổn rất có lợi. Nếu cứ để tăng theo đúng mức độ của xăng thì các mặt hàng khác cũng tăng theo đúng mức ấy. Vì vậy, Chính phủ, các bộ ngành đang khẩn trương giải quyết vấn đề đó, đặc biệt là giá cước vận tải.

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu không nằm trong cân đối ngân sách Nhà nước, không vì mục tiêu lợi nhuận, không có bộ máy, tổ chức riêng. Hiện Bộ Tài chính đang quản lý hạch toán, kiểm tra, giám sát vận hành Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Bộ Công Thương đã, đang sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để thực hiện quỹ bình ổn phù hợp, hợp lý, minh bạch để bảo đảm nguồn cung, quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Trao đổi thêm về điều hành, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cũng cho rằng: Quỹ bình ổn giá là công cụ làm "giảm chấn" trong trường hợp giá xăng dầu giảm mạnh, như van điều hòa giá xăng dầu trong nước khi biến động mạnh của thị trường thế giới.

Giảm thuế, hạ nhiệt giá xăng

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện (lần 2) dự thảo nghị định về Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi (MFN) và quyết định của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu gửi các bộ, ngành, hiệp hội có liên quan.

Về giảm thuế suất MFN đối với một số mặt hàng chế phẩm xăng, Bộ Tài chính cho biết, ngày 8/8/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2022/NĐ-CP sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng động cơ không pha chì, theo đó điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN mặt hàng xăng động cơ không pha chì (thuộc mã từ 2710.12.21 đến 2710.12.29) từ 20% xuống 10%.

Để đảm bảo thống nhất với thuế suất MFN đối với mặt hàng xăng động cơ không pha chì hiện đã được điều chỉnh giảm từ 20% xuống 10%, hỗ trợ giảm giá nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất và đảm bảo phù hợp với nguyên tắc ban hành biểu thuế là thuế suất nguyên liệu thấp hơn thành phẩm, tránh vướng mắc trong việc phân loại của cơ quan hải quan, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh giảm thuế suất đối với các mặt hàng chế phẩm xăng này bằng với mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN mặt hàng xăng không pha chì là 10%.

Trong kỳ điều hành ngày 12/9 vừa qua, giá xăng trong nước đã giảm hơn 1.000 đồng/lít. Cụ thể, xăng RON 95 giảm 1.020 đồng, về mức 23.210 đồng/lít và E5 RON 92 là 22.230 đồng/lít, giảm 1.120 đồng/lít.

Dầu diesel giảm 1.000 đồng/lít, về mức 24.180 đồng/lít. Mỗi lít dầu hỏa cũng giảm 1.030 đồng, về mức 24.410 đồng/lít. Dầu mazut giảm 1.040 đồng/kg, chỉ còn 15.030 đồng.

Bộ Tài chính kiến nghị giảm thuế xuất nhập khẩu ưu đãi 10% đối với chế phẩm xăng

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: lấy lại đà tăng

Giá xăng dầu tiếp tục giảm đồng loạt, về mức 20.520 đồng/lít

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/quy-binh-on-xang-dau-con-bao-nhieu-tien-148853.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Quỹ bình ổn xăng dầu còn bao nhiêu tiền?
    POWERED BY ONECMS & INTECH