Theo Chỉ số Thành phố Thông minh năm 2024 vừa được công bố, Việt Nam có 2 đại diện thành phố nổi bật góp mặt vào danh sách này.
Những thành phố thông minh nhất thế giới năm 2024
Bảng xếp hạng được công bố bởi Đài quan sát Thành phố Thông minh thuộc Trung tâm Cạnh tranh Thế giới IMD (Thụy Sĩ) và Tổ chức Thành phố Thông minh Bền vững Thế giới (WeGO), có trụ sở tại Seoul (Hàn Quốc).
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu và thực hiện khảo sát với 120 cư dân đại diện mỗi thành phố, nhằm đánh giá cơ sở hạ tầng và công nghệ ảnh hưởng đến hoạt động thành phố và chất lượng cuộc sống của người dân.
Theo IMD, thành phố thông minh được định nghĩa là "môi trường đô thị áp dụng công nghệ để tăng cường lợi ích và giảm thiểu hạn chế của quá trình đô thị hóa đối với người dân".
Đài CNBC đưa t ngày 21/4, trong top 10 thành phố thông minh nhất, có đến 7 thành phố thuộc châu Âu. Chi tiết, Thụy Sĩ đóng góp 3 thành phố gồm Zurich (hạng 1), Geneve (hạng 4) và Lausanne (hạng 7).
Các thành phố Oslo (Na Uy), Copenhagen (Đan Mạch), London (Anh) và Helsinki (Phần Lan) lần lượt đứng ở vị trí 2, 6, 8 và 9. Ba vị trí còn lại trong top 10 là Canberra (Úc) (thứ 3), Singapore (thứ 5) và Abu Dhabi (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất) (thứ 10).
Trong khi đó, nhiều thành phố ở Mỹ đã giảm hạng trong bảng xếp hạng của 142 thành phố được đề cập. Thành phố New York đứng ở vị trí cao nhất (34). Riêng Việt Nam có hai thành phố được xếp hạng, đó là Hà Nội (97) và TP. HCM (105).
Một trong những phi trường bận rộn nhất thế giới ở Việt Nam sẽ có kết nối với sân bay 16 tỷ USD
Đứng thứ 105 trong BXH trên, hiện tại, ngoài những công trình hạ tầng quy mô lớn, TP. HCM còn là nơi đặt sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - sân bay lớn nhất ở Việt Nam, không chỉ về diện tích mà còn về công suất nhà ga. Với công suất thiết kế vào năm 2018 là 28 triệu lượt khách/năm, nhưng sức chứa đã bị vượt quá khi lượng hành khách đạt 38 triệu khách/năm. Đó cũng là sân bay có lượng khách vận chuyển lớn nhất tại Việt Nam.
Sân bay Tân Sơn Nhất đón trung bình khoảng 948 chuyến bay cất hạ cánh mỗi ngày. Sản lượng hành khách, số lượt cất - hạ cánh và vận chuyển hàng hóa đã liên tục tăng nhanh qua các năm, khiến Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất trở thành cảng hàng không có lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa cao nhất cả nước, đứng đầu trong khu vực.
Vào ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp thứ 10 của Ban Chỉ đạo Nhà nước về các công trình, dự án quan trọng quốc gia, và các ngành giao thông vận tải. Phiên họp được tổ chức thông qua hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến, kết nối Trụ sở Chính phủ với 46 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các công trình, dự án quan trọng cùng ngành giao thông vận tải và các mỏ nguyên vật liệu xây dựng.
Trong những nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương nghiên cứu tổng thể kết nối giao thông giữa Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, bao gồm đầu tư đường sắt kết nối (trên cao hoặc đi ngầm) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 70/TB-VPCP ngày 28/2/2024.
Dự án sân bay quốc tế Long Thành đã được Quốc hội thông qua chính thức vào buổi sáng ngày 25/6/2015. Đến ngày 5/1/2021, giai đoạn 1 của công trình đã chính thức khởi công, dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác vào năm 2025.
Sân bay quốc tế Long Thành sẽ được xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Mục tiêu của dự án là xây dựng một sân bay đạt cấp 4F theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), trở thành một trong những sân bay quốc tế quan trọng của Việt Nam và một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.
Sức chứa dự kiến của sân bay là 100 triệu hành khách mỗi năm và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, được phân chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, dự kiến hoàn thành vào năm 2025, bao gồm việc xây dựng 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các cơ sở hạ tầng phụ trợ, có công suất phục vụ 25 triệu hành khách mỗi năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Giai đoạn 2 và 3 của dự án tiếp tục mở rộng hạ tầng bằng việc xây thêm đường cất hạ cánh và nhà ga, nhằm đạt được công suất phục vụ 100 triệu hành khách mỗi năm và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm khi hoàn thành.
Tổng mức đầu tư dự án là 336.630 tỷ đồng (tương đương 16,03 tỷ USD), trong đó giai đoạn 1 chiếm 114.450 tỷ đồng (khoảng 5,45 tỷ USD).
Diện tích đất dành cho dự án là 5.000 ha, trong đó có 2.750ha dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng sân bay, 1.050 ha dành cho mục đích quốc phòng, và 1.200ha dành cho các hạng mục phụ trợ và công nghiệp hàng không, cùng với các công trình thương mại khác.
Không chỉ có tuyến đường sắt nối với sân bay Tân Sơn Nhất, mà cả dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành đều đang xem xét việc đặt ga ngầm tại sân bay Long Thành.
Trong tháng 3/2024, Bộ Giao thông Vận tải đã gửi văn bản đến Ban quản lý dự án đường sắt, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), và Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) về việc liên kết đường sắt tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Để đảm bảo phù hợp với việc mở ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ga Thủ Thiêm - Long Thành, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án đường sắt và TEDI cùng ACV kiểm tra không gian và cấu trúc kích thước, đảm bảo sự thuận tiện trong kết nối với nhà ga hành khách và các công trình khác tại sân bay.
>> Việt Nam sắp mở cửa siêu công viên nghìn tỷ rộng gần 200ha vào dịp lễ 30/4