Doanh nghiệp

Sau lệnh cấm của Ấn Độ, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang "tăng từng ngày"

Lan Nhi 17/08/2023 - 09:19

Nhận định về triển vọng giá gạo, nhiều doanh nghiệp đều cho rằng trong thời gian tới “chưa biết giá sẽ tăng đến mức nào”.

Theo một thương nhân xuất khẩu gạo tại TP.Hồ Chí Minh, gạo xuất khẩu của Việt Nam đang “tăng lên theo từng ngày”. Tiêu biểu, giá gạo xuất khẩu Việt Nam vào cuối tuần này đã tăng vọt lên mức 618 USD/tấn vào ngày 6/8. Nhận định về triển vọng giá gạo, nhiều doanh nghiệp đều cho rằng trong thời gian tới “chưa biết giá sẽ tăng đến mức nào”.

Giá gạo xuất khẩu tăng từng ngày, lên mức cao nhất trong 15 năm

Ngày 16/8, tờ Reuters dẫn tin từ hai nguồn tin thương mại cho biết, các nhà xuất khẩu Việt Nam đã đàm phán mức giá cao hơn cho khoảng nửa triệu tấn gạo. Ngay sau khi Ấn Độ ra lệnh cấm xuất khẩu gạo hồi tháng 7, giá gạo xuất khẩu Việt Nam vào cuối tuần này đã tăng vọt lên mức 618 USD/tấn vào ngày 6/8 - mức cao nhất trong 15 năm trở lại đây.

Đây là xác nhận đầu tiên về việc giá gạo leo thang sau lệnh cấm bất ngờ của Ấn Độ. Trong bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt, các nhà nhập khẩu phải trả nhiều tiền hơn cho một trong những mặt hàng chủ lực được tiêu thụ bậc nhất thế giới.

Theo nguồn tin thương mại từ Singapore, các bên nhập khẩu, bao gồm Indonesia và Philippines đã trả thêm từ 30 - 80 USD cho 1 tấn, so với giá 550 USD trên 1 tấn gạo thơm Việt Nam trong các hợp đồng đã ký trước thời điểm Ấn Độ ra thông báo về việc cấm xuất khẩu gạo.

Điều này giúp các bên xuất khẩu kiếm thêm được từ 15 - 40 triệu USD so với giá đã thỏa thuận trước đó.

"Phía mua đã đồng ý trả giá cao hơn cho một số lô hàng đã được mua cho chuyến hàng tháng 8", tờ Reuter trích lời giao dịch viên tại một công ty thương mại quốc tế. Người này cũng cho biết thêm rằng trong tháng 8 đã có 200.000 tấn gạo được xuất đi, 300.000 tấn còn lại vẫn chưa được chất hàng tại các cảng ở Việt Nam.

Các bên xuất khẩu gạo châu Á đã tăng giá chào khoảng 20% ​​kể từ khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati vào tháng trước. Điều này vô tình làm tăng rủi ro lạm phát lương thực đối với một số người dân tại châu Á và châu Phi, những người vốn đang phải vật lộn với nguồn cung giảm do thời tiết khắc nghiệt và cuộc chiến tranh ở Ukraine.

Điều này giúp các bên bán kiếm thêm được từ 15 - 40 triệu USD so với giá đã thỏa thuận trước đó.

Lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ, chiếm 40% nguồn cung gạo thế giới, quyết định cấm xuất khẩu gạo của nước này đã lấy đi 10 triệu tấn nguồn cung từ thị trường quốc tế.

Các thương nhân cho biết, gạo thơm từ Việt Nam được chào bán với giá cao tới 700 USD/tấn nhưng sau đó giá đã được thương lượng lại vào khoảng 580-630 USD/tấn.

Giá gạo Thái Lan được niêm yết ở mức 545 USD/tấn và Việt Nam ở mức 515-525 USD/tấn trước khi Ấn Độ quyết định hạn chế xuất khẩu vào tháng Bảy.

Bên cạnh đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan đang được chào ở mức 650-655 USD/tấn, trong khi loại tương tự từ Việt Nam được chào ở mức 620-630 USD/tấn.

Sau lệnh cấm của Ấn Độ, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang
Giá gạo xuất khẩu của một số nước khu vực châu Á vào cuối tuần này. Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Cơ hội để củng cố vị thế gạo Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu gạo lớn chưa từng có của Việt Nam khi Ấn Độ để lại khoảng trống trên thị trường thế giới.

Bà Lý Thị Kim Chi – Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM cho biết: “Đây là thời cơ “vàng” cho hạt gạo Việt Nam, nếu tận dụng hiệu quả, không những sẽ mở rộng được thị phần gạo của Việt Nam trên các thị trường truyền thống và mở rộng các thị trường mới, mà còn tạo đà tăng trưởng xuất khẩu lúa gạo trong những năm tới.”

Sau lệnh cấm của Ấn Độ, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang
Bà Lý Thị Kim Chi – Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM

Theo nhận định của bà Chi, thực tế những năm gần đây, người nông dân đã dần chú ý đến chất lượng hơn. Họ chú trọng phát triển việc trồng các giống lúa chất lượng cao và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Gạo ST24 và ST25 có chất lượng đứng nhất nhì thế giới, được tiêu thụ rất nhiều, giá ở mức rất tốt và doanh nghiệp ký được rất nhiều hợp đồng xuất khẩu mới.

Tuy nhiên, việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng cần đảm bảo các yêu cầu cần thiết. Đầu tiên là xem xét đàm phán để có được thời hạn xuất khẩu gạo một cách hợp lý, phù hợp với mức độ và khả năng mà nền kinh tế có thể cung ứng. Bên cạnh đó, cần tính toán tới yêu cầu gối vụ, yêu cầu giá cả,…

Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo để tận dụng thời cơ, chúng ta vẫn phải bảo đảm được an ninh lương thực cho đất nước trong mọi tình huống. Ngày 4/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trong Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo cho biết, các vấn đề như gom hàng, đầu cơ tích trữ, mua bán sang tay nhiều lần để giá lên cao,…cần phải được kiểm soát chặt chẽ tránh gây xáo trộn thị trường, ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 24/CT-TTg về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Giá lúa gạo hôm nay 30/5: Neo tại mức cao

Giá lúa gạo hôm nay 29/5: Gạo xuất khẩu tăng cao từ tháng 4 đến nay

Giá lúa gạo hôm nay 26/5: Tiếp tục neo tại mức cao

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/sau-lenh-cam-cua-an-do-gia-gao-xuat-khau-cua-viet-nam-dang-tang-tung-ngay-196873.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Sau lệnh cấm của Ấn Độ, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang "tăng từng ngày"
POWERED BY ONECMS & INTECH