CTCP Chứng khoán Tiên Phong - TPS (Mã ORS - HOSE0 vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022 với sự tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ.
Ghi nhận, tổng doanh thu hoạt động của TPS trong quý 3/2022 đạt 550 tỷ đồng - tăng 56,8% so với cùng kỳ năm ngoái - chủ yếu đến từ hai khoản lãi từ các tài sản tài chính FVTPL và thu lưu ký chứng khoán. Dù vậy, mức doanh thu này vẫn giảm mạnh so với con số 680 tỷ đồng trong quý 2 và 811 tỷ đồng trong quý 1.
Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính giảm 44,2% so cùng kỳ xuống còn 78 tỷ đồng; thu từ hoạt động môi giới cũng giảm 27,1% còn 15,3 tỷ đồng; chi phí hoạt động của quý III cũng có tỷ lệ tăng tương ứng.
Kết quả, Chứng khoán Tiên Phong báo lãi trước thuế 88,3 tỷ đồng - tăng 87,4% so với cùng kỳ; lãi sau thuế đạt 70 tỷ trong khi quý 3/2021 chỉ đạt 29,7 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, so với kết quả kinh doanh các quý trước đó, đây là quý thứ 2 liên tiếp TPS sụt giảm về doanh thu. Trước đó, công ty báo lỗ trước thuế hơn 161 tỷ đồng và trở thành một trong số những công ty chứng khoán lỗ đậm nhất ngành chứng khoán.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, TPS thu về hơn 2.023 tỷ đồng doanh thu hoạt động - gấp 2,3 lần cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt giảm 7% và 10% so với cùng kỳ - tương ứng đạt 206,8 tỷ đồng và 163 tỷ đồng. Sự sụt giảm này chủ yếu do khoản lỗ kỷ lục gần 129 tỷ đồng sau thuế trong quý 2 trước đó.
Được biết năm 2022, công ty chứng khoán này lên kế hoạch tổng doanh thu 1.981 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế khoảng 500 tỷ đồng, lần lượt tăng 46% và 85% so với thực hiện năm ngoái.
Như vậy, với kết quả đạt được sau 9 tháng, TPS mới thực hiện được hơn 41% kế hoạch lợi nhuận cả năm đề ra.
Tại ngày 30/9/2022, tổng tài sản của Chứng khoán Tiên Phong là 6.553 tỷ đồng tăng 1.789 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tổng giá trị cho vay margin cuối quý 3 là 1.466 tỷ đồng - tương đương thời điểm cuối quý 2; giá trị cho vay hoạt động ứng trước tiền bán là 98 tỷ.
Đến cuối quý 3, phải thu các dịch vụ công ty chứng khoán cung cấp của công ty tăng lên 2.050 tỷ đồng trong khi cuối quý quý 2 là 1.383 tỷ đồng; phải thu bán tài sản tài chính FVTPL là 765 tỷ đồng - tương đương tại ngày 30/6 (769,1 tỷ đồng).
Thông tin về giao dịch của TPS, trong quý 3/2022 giao dịch trái phiếu của công ty trọng phiếu với giá trị 27.386 tỷ đồng trong khi giao dịch cổ phiếu hơn 409 tỷ đồng.
Trong quý vừa qua, TPS tiếp tục bán trái phiếu chưa niêm yết và ghi nhận lỗ 201 tỷ đồng trong khi lãi bán từ trái phiếu chưa niêm yết là 87,9 tỷ đồng. Như vậy, công ty lỗ 113 tỷ đồng từ hoạt đọng bán trái phiếu chưa niêm yết.
Xem thêm các bài viết liên quan đến #Kết quả kinh doanh quý 3/2022 #báo cáo tài chính #kết quả kinh doanh #lợi nhuận sau thuế
Vietcombank (VCB) có 11.000 tỷ đồng nợ xấu khả năng mất vốn
Kết quả kinh doanh quý III/2024 nhóm VN30: Top đầu doanh thu, lợi nhuận lộ diện