Tác động của suy thoái kinh tế thế giới đối với nền kinh tế Việt Nam

05-01-2023 11:47|Chan Chan

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa công bố báo cáo phân tích về "Khả năng suy thoái kinh tế thế giới và kiến nghị đối với Việt Nam".

Theo báo cáo, năm 2023, Việt Nam được dự báo có tăng trưởng GDP giảm so với năm 2022 xuống còn khoảng 6-6,5%, do xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng và du lịch quốc tế phục hồi chậm lại trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái nhẹ, cục bộ như nêu trên.

Trong khi đó, lạm phát (CPI) bình quân dự báo tăng so với năm 2022 lên mức 4 - 4,5%, chủ yếu do tăng lương cơ sở và giá một số hàng hóa thiết yếu do Nhà nước quản lý (điện, dịch vụ y tế, giáo dục..), do độ trễ tác động của giá nhập khẩu mặc dù là giá cả, lạm phát toàn cầu đã qua đỉnh và đang tăng chậm lại trong năm 2023.

Tuy nhiên, dự báo trên chưa tính đến đầy đủ tác động của suy thoái kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam trên những mặt sau:

Về trung và dài hạn nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng ổn định. Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để cho các nhà đầu tư mua và nắm giữ cổ phiếu nhằm mục tiêu đầu tư cho giai đoạn 2-3 năm tới.
Kinh tế Việt Nam

Thứ nhất, đối với xuất khẩu: với suy thoái 2008 - 2009 trước đây, xuất khẩu (hàng hóa và dịch vụ) ròng của Việt Nam đã giảm mạnh trong 4 năm (2007-2010), trước khi khôi phục lại mức trước suy thoái.

Năm 2022, xuất khẩu hàng hóa đã tăng chậm lại kể từ tháng 8 và cả năm tăng 10,6%, thấp hơn mức 18,9% của năm 2021.

Do đó, nếu suy thoái kinh tế thế giới xảy ra trong năm 2023, tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam sẽ thấp (khả năng chỉ khoảng 5-6%), ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP ít nhất là năm 2023 và cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tài chính, nhất là nợ xấu của hệ thống ngân hàng có thể gia tăng.

Tiếp đến, đối với đầu tư nước ngoài: với suy thoái 2008-2009, đầu tư trực tiếp và chuyển giao vãng lai (kiều hối) hầu như không bị ảnh hưởng, trong khi đầu tư gián tiếp giảm trong 2 năm (2008-2009).

Năm 2022, giải ngân FDI vẫn tăng 13,5% và đầu tư gián tiếp vẫn tương đương năm ngoái (theo NHNN 9 tháng/2022 là 0,4 tỷ USD; 9 tháng/2021 là 0,5 tỷ USD).

Do đó, TS. Cấn Văn Lực và Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV dự đoán nếu suy thoái kinh tế thế giới xảy ra trong năm 2023, đầu tư trực tiếp và kiều hối sẽ chịu ảnh hưởng không đáng kể do nhà đầu tư nước ngoài vẫn lạc quan về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn; trong khi đầu tư gián tiếp có thể giảm trong ngắn hạn (năm 2023).

Tác động của suy thoái kinh tế thế giới đối với nền kinh tế Việt Nam

Đáng chú ý, đối với cán cân thanh toán và tỷ giá: theo TS. Cấn Văn Lực và Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, cán cân thanh toán thâm hụt ròng năm 2022 chủ yếu do FED tăng lãi suất đã ảnh hưởng đến chuyển giao vãng lai (như kiều hối), đầu tư khác trong cán cân tài chính và lỗi & sai sót (9 tháng đầu năm 2022 chuyển giao vãng lai thặng dư 3,8 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức 8,3 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái; đầu tư khác thâm hụt 2,7 tỷ USD so với thặng dư 13,2 tỷ USD và lỗi & sai sót âm 23,5 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức âm 4,2 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái); trong khi đầu tư nước ngoài (cả gián tiếp lẫn trực tiếp), cán cân dịch vụ hầu như không bị ảnh hưởng và cán cân hàng hóa tăng.

Kinh tế thế giới suy thoái mặc dù giúp cải thiện cán cân tài chính khi FED dừng tăng (thậm chí giảm) lãi suất (khiến cán cân vãng lai giảm nhiều hơn do xuất khẩu ròng giảm như nêu trên), nhưng sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán bị tiếp tục thâm hụt và VND có thể tiếp tục chịu sức ép mất giá trong năm 2023.

Ngoài ra, đối với lao động và năng suất lao động: với suy thoái 2008-2009 tỷ lệ thất nghiệp đã tăng cao trong hai năm 2008 và 2009, lên tương ứng là 6,65% và 4,66%.

Năm 2022, lao động của các doanh nghiệp công nghiệp đã bắt đầu tăng chậm lại với 2 tháng cuối năm 2022 chỉ tăng 0,4% so với tháng trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng bình quân trên 1% trong 10 tháng đầu năm 2022.

Do đó, Nhóm chuyên gia dự đoán nếu suy thoái kinh tế thế giới xảy ra trong năm 2023, thất nghiệp sẽ tăng khi hoạt động xuất khẩu, sản xuất công nghiệp giảm. Thất nghiệp tăng trong ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động cũng như năng suất của nền kinh tế trong trung và dài hạn.

Nguyên nhân là người lao động thất nghiệp lâu nên kỹ năng giảm sút, quan hệ sản xuất - kinh doanh đứt đoạn nên khó tìm việc khi sản xuất, kinh doanh trở lại.

Theo tác giả Goldin (2021), suy thoái 2008-2009 đã khiến tốc độ tăng năng suất lao động trung bình năm giữa giai đoạn 1996-2005 và 2006-2017 giảm từ 1,85% xuống 0,91% đối với Đức, từ 1,68% xuống 0,85% đối với Nhật Bản, và từ 2,62% xuống 1% đối với Mỹ.

Chi phí làm hầm vượt sông thứ hai Việt Nam sẽ cao hơn hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á

Coteccons (CTD) cập nhật tiến độ dự án nhà xưởng lớn nhất miền Bắc của Tập đoàn quy mô 23 tỷ USD

Theo Kiến Thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tac-dong-cua-suy-thoai-kinh-te-the-gioi-doi-voi-nen-kinh-te-viet-nam-164993.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tác động của suy thoái kinh tế thế giới đối với nền kinh tế Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH