Tăng vốn sẽ là chất xúc tác cho ngành ngân hàng năm 2022

12-01-2022 10:27|Yến Hương

Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, việc tăng vốn sẽ là một chất xúc tác cho ngành ngân hàng trong năm 2022, đặc biệt là tại các ngân hàng nhà nước.

Trong báo cáo triển vọng ngành ngân hàng năm 2022, các chuyên gia phân tích của Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, việc tăng vốn sẽ là một chất xúc tác cho ngành ngân hàng trong năm 2022, đặc biệt là tại các ngân hàng nhà nước (như BIDV, VietinBank và Vietcombank).

Theo đó, xem xét tỷ lệ sở hữu của khối ngoại, BIDV và Vietcombank vẫn còn dư nhiều room ngoại để gia tăng vốn hơn là VietinBank. Room ngoại còn lại của Vietcombank (6,4%) và BIDV (13,3%) cho thấy các ngân hàng này vẫn còn dư địa để gia tăng vốn thông qua phương thức bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Đáng chú ý, cả 2 nhà đầu tư chiến lược của 2 ngân hàng này (KEB Hana Bank (BIDV), và Mizuho Bank (Vietcombank) hiện đang sở hữu 15% cổ phần so với hạn mức là 20%, vì vậy Vietcombank và BIDV vẫn còn trống room ngoại để có thể tăng thêm vốn từ các nhà đầu tư chiến lược hiện nay của họ. Trong khi đó, nhà đầu tư chiến lược của VietinBank (Ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ) hiện đang sở hữu 19,7%, đã gần bằng với hạn mức quy định là 20%.

Bên cạnh đó, Yuanta Việt Nam nhận thấy một vài ngân hàng hiện vẫn chưa hợp tác với các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc vẫn còn cơ hội để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cho các ngân hàng đó trong tương lai. Nhóm phân tích không cho rằng điều này sẽ diễn ra ngay lúc này hoặc trong tương lai gần, nhưng đó là điều có thể sẽ diễn ra trong tương lai.

''Việc tăng vốn và kì vọng tăng room ngoại sẽ là chất xúc tác tích cực đối với giá cổ phiếu của các ngân hàng'', Yuanta Việt Nam nhận định.

Được biết, theo kế hoạch đã được đã được cổ đông thông qua, Vietcombank sẽ phát hành cổ phiếu riêng lẻ quy mô 6,5% vốn điều lệ. Trong khi BIDV cũng tính chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ số cổ phiếu tương đương 8,5% vốn điều lệ.'

Mới đây, Chủ tịch BIDV Phan Đức Tú cũng nhận định, ngành ngân hàng vẫn khẳng định được vị thế trụ cột của nền kinh tế khi là lĩnh vực có đóng góp lớn thứ hai vào GDP cả nước (chiếm tới 4,5% GDP) và chiếm 62% tổng tài sản hệ thống tài chính Việt Nam. Đây là kênh dẫn vốn quan trọng và chủ yếu cho nền kinh tế, cả vốn ngắn hạn lẫn trung, dài hạn cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, bản thân ngành ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Với BIDV, mặc dù đã được chấp thuận chia cổ tức 25,77% để tăng vốn song theo hiện hệ số an toàn vốn (CAR) của BIDV vẫn ở mức thấp. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh dư nợ cho vay, cơ cấu nợ hỗ trợ khách hàng và yêu cầu thực hiện Basel II, Basel III khiến áp lực với hệ số CAR ngày càng tăng.

Chính vì vậy, ông Phan Đức Tú đề nghị, Chính phủ, Quốc hội quan tâm, tạo điều kiện tăng vốn cho các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, trong đó có BIDV.

Tài khoản ngân hàng có thể bị phong tỏa, đóng khi nào? Cách xử lý nhanh nhất cho khách hàng

Các NHTW đồng loạt họp kín, thế giới ‘đứng ngồi không yên’

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tang-von-se-la-chat-xuc-tac-cho-nganh-ngan-hang-nam-2022-131252.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tăng vốn sẽ là chất xúc tác cho ngành ngân hàng năm 2022
    POWERED BY ONECMS & INTECH