Cầm đồ được xem là hình thức cho vay tài chính sớm nhất trong lịch sử. Ngày nay, hoạt động kinh doanh này đã phổ biến toàn cầu và được xếp vào loại hình dịch vụ tài chính vi mô.
Mới đây, CTCP Thế Giới Số (Digiworld, DGW) đã công bố về việc nâng tỷ lệ sở hữu ở chuỗi cầm đồ Vietmoney lên gần 73%. Trước đó, từ năm 2020, Digiword đã bắt đầu rót 50,7 tỷ đồng để sở hữu 21,86% Vietmoney, tương đương định giá của Vietmoney khoảng 232 tỷ đồng.
Không chỉ Digiworld, một ông lớn trong ngành trang sức, vàng bạc là CTCP Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ) cũng vươn tay đến mảng cầm đồ, thông qua việc góp vốn vào công ty Người Bạn Vàng.
CTCP Người Bạn Vàng (NBV) được thành lập năm 2017, là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực cầm đồ. Năm 2018, Người Bạn Vàng trở thành đối tác chiến lược của PNJ.
Sau 5 năm hoạt động, NBV đã cho ra 2 lĩnh vực mũi nhọn là cầm cố (kim cương, trang sức đá quý, vàng bạc các loại, điện thoại, laptop, túi xách, đồng hồ,...) và thu mua các sản phẩm có giá trị (kim cương, vàng, trang sức, đồng hồ cơ, túi xách hàng hiệu,...). Hiện tại, chuỗi Cầm đồ và Thu mua Người Bạn Vàng đã mở rộng mô hình cầm đồ hiện đại tới trên 25 tỉnh thành với 65 cửa hàng hoạt động.
Tại thời điểm 31/12/2023, PNJ đang ghi nhận khoản góp vốn vào CTCP Người Bạn Vàng trị giá gốc 3,98 tỷ đồng tương đương tỷ lệ sở hữu và biểu quyết 19,9%.
Trích BCTC PNJ 2023 |
Các ông lớn toan tính gì khi tham gia sâu hơn vào những chuỗi cầm đồ?
Tại Việt Nam, dư địa phát triển thị trường cầm đồ khá lớn. Theo thống kê, có tới 69% người Việt chưa có tài khoản ngân hàng, chưa tiếp cận được các dịch vụ tài chính (Merchant Machine, 2021) và hơn 33,4 triệu người đang lao động ở khu vực phi chính thức.
Đây là đối tượng khách hàng chính mà các doanh nghiệp cầm đồ và doanh nghiệp tài chính vi mô hướng đến. Nhiều nhà đầu tư quốc tế đã tham gia vào thị trường Việt như Srisawad Corporation (Thái Lan) hay các Quỹ ngoại như Mekong Capital, Granite Oak đã mở "hầu bao" mạnh mẽ cho cầm đồ F88…
Đối với những "ông lớn" trong các mảng kinh doanh thương mại như Digiworld hay PNJ việc có thêm một miếng ghép là doanh nghiệp cầm đồ, thực hiện thu mua các sản phẩm đã qua sử dụng sẽ đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng thông qua việc cung cấp dải sản phẩm hoàn chỉnh từ mới đến cũ.
>> Digiworld bám sát mục tiêu tỷ đô, nâng tầm nhân lực để nắm bắt cơ hội mới
Cửa hàng Digiworld. Ảnh: Nhịp sống kinh tế |
Theo Chủ tịch Digiworld, thị trường secondhand với điện thoại di động còn tiềm năng khá lớn. Bằng chứng là hiện có hơn 40% thiết bị đang kết nối mạng trên thị trường là điện thoại iPhone, song lượng iPhone bán mới chỉ chiếm 13 - 18% tùy từng quý. Như vậy lượng iPhone cũ đang hòa mạng gấp đôi lượng máy mới được bán hằng năm.
Dòng iPhone có vòng đời khoảng 6 năm, và khoảng 2 đến 3 năm người dùng sẽ đổi máy mới. Từ đó có thể thấy, quy mô thị trường điện thoại đã qua sử dụng ở mức lớn, tuy nhiên lại chưa có sự tham gia của các ông lớn.
Việc Digiworld nâng tỷ lệ sở hữu tại chuỗi cầm đồ Vietmoney cũng đồng thời với việc nghiên cứu triển khai kinh doanh điện thoại di động và laptop secondhand, tuy nhiên hiện tại mới ở bước triển khai và chưa có kết quả cụ thể.
Mặt khác, thời gian qua, các tổ chức cho vay tiêu dùng thận trọng hơn trong việc giải ngân đã tác động tiêu cực đến sức mua của người tiêu dùng đối với các sản phẩm do Digiworld phân phối. Do vậy, sự kết hợp giữa chuỗi cầm đồ Vietmoney và Digiworld có thể đưa ra thêm giải pháp cho người tiêu dùng trong việc bán điện thoại cũ để mua điện thoại mới.
>> Digiworld (DGW) liên tiếp nhận tin vui trước thềm ĐHCĐ, thêm 'quả ngọt' vừa được hái
Ảnh: Nhịp sống kinh tế |
Nguyên nhân thứ hai cho sự hấp dẫn của miếng bánh “cầm đồ”, đó là biên lợi nhuận gộp của việc kinh doanh hàng cũ hay cầm đồ lớn hơn rất nhiều so với hàng mới. Mới đây, trong ĐHCĐ 2024, lãnh đạo Digiworld cho biết, Vietmoney là công ty làm về dịch vụ nên biên lợi nhuận sẽ rất cao. Hiện nay, Vietmoney vẫn đang lỗ và mới chỉ đạt được mức độ hoà vốn trên cửa hàng, tuy nhiên nếu vượt qua được điểm hòa vốn sẽ rất triển vọng.
Ở chiều ngược lại, khi về chung nhà với các ông lớn, các chuỗi cầm đồ sẽ được hưởng lợi lớn về mặt truyền thông, thương hiệu. Đặc biệt, uy tín là một yếu tố rất quan trọng trong ngành cầm đồ, bởi lẽ lĩnh vực này luôn bị gắn với những định kiến như "tín dụng đen", "lãi suất cắt cổ", "đòi nợ kiểu xã hội đen".
Trên góc độ tài chính, với tiềm lực vốn lớn và lợi thế vay được vốn giá rẻ từ các tổ chức tín dụng của các doanh nghiệp đầu ngành như Digiworld hay PNJ, các chuỗi cầm đồ cũng dễ dàng huy động vốn với chi phí hợp lý.
Chẳng hạn như trong năm 2022, PNJ đã cho Người Bạn Vàng vay tiền với số dư ở thời điểm 31/12/2022 lên tới 140 tỷ đồng. Số dư nợ này đến giữa năm 2023 tăng vọt lên 202 tỷ đồng trước khi trở về còn 90 tỷ đồng vào cuối năm 2023.
Cần nói thêm rằng, số tiền PNJ cho vay lớn hơn rất nhiều so với vốn điều lệ của NBV khi mà vốn điều lệ của doanh nghiệp này đến cuối năm 2023 mới có 20 tỷ đồng.
Trích BCTC PNJ |
>> Cùng 100 đồng vốn chủ sở hữu, 'đại gia vàng bạc' PNJ thu về lợi nhuận gần gấp 3 lần 'ông lớn' DOJI
Gặp thời, 'đại gia vàng bạc PNJ' đạt doanh thu cao nhất kể từ khi thành lập
Cùng 100 đồng vốn chủ sở hữu, 'đại gia vàng bạc' PNJ thu về lợi nhuận gần gấp 3 lần 'ông lớn' DOJI