Thế "kẹt" của con bò chứng khoán

05-10-2022 12:41|Ba Lỗ

Lãi suất đang tăng mạnh trở lại, tiền ngày càng “đắt” khiến thị trường chứng khoán qua thời mua đâu cũng thắng. Với mặt bằng thanh khoản đang ở mức rất yếu, đây cũng chính là lý do khiến VN-Index chưa thể hồi mạnh.

Thị trường giảm - nhà quản lý quỹ cũng "âm" nặng

Ngay trước khi thị trường chứng khoán bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022, thông tin ông Trịnh Văn Quyết bán chui gần 75 triệu cổ phiếu FLC bị phát giác đã như một "điềm báo" không may cho nhà đầu tư trước kỳ nghỉ.

Kể từ đầu tháng 1/2022 tới nay, liên tiếp những thông tin bất lợi diễn ra đã khiến rất nhiều nhà đầu tư thua lỗ. Không ít trong số đó chọn các rút tiền chứng khoán và rời bỏ thị trường. Đáng nói, sự rời bỏ vẫn chưa dừng lại trong bối cảnh lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng đang và được dự báo sẽ tăng lên trong thời gian tới.

Minh chứng dễ thấy nhất là việc thanh khoản thị trường cổ phiếu tháng 9 tiếp tục "bốc hơi" mạnh với giá trị đạt gần 13.400 tỷ đồng - giảm 14,16% so với tháng 8 đồng thời chưa bằng 1/3 so với kỷ lục lịch sử tháng 11/2021.

Cụ thể, trong 5 tháng gần đây thị trường liên tục chứng kiến mức thanh khoản sụt giảm rất mạnh. Tính riêng trên sàn HoSE, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường trong tháng 9/2022 chỉ còn chưa bằng 1/3 so với kỷ lục lịch sử tháng 11/2021

Hy vọng lãi đậm trên thị trường chứng khoán gần như về đáy cộng với nhận diện về những rủi ro thị trường gặp phải trong thời gian tới khiến không chỉ nhà đầu tư trong nước chùn chân mà ngay cả khối ngoại cũng bắt đầu sợ hãi.

Kết tuần giao dịch cuối tháng 9, khối ngoại tiếp tục bán ròng ở mức 36,7 triệu cổ phiếu - tương ứng giá trị 1.186 tỷ đồng. Tính trong tháng 9, dòng tiền này đã rút ròng hơn 3.000 tỷ đồng trên HOSE trong khi 8 tháng đầu năm mua ròng khoảng 2.500 tỷ đồng.

Riêng sàn HOSE, khối ngoại có tuần bán ròng thứ 6 liên tiếp với giá trị 927 tỷ đồng (lũy kế 6 tháng bán ròng 4.065 tỷ đồng).

Việc tiền ngoại lại rút ra được xác thực với quỹ ngoại PYN Elite Fund của ông Petri Deryng (từng thuộc top 3 quỹ ngoại có quy mô danh mục hơn 1 tỷ USD) đang ghi nhận hiệu suất âm kể từ đầu năm.

pyn1.png

Ông Petri Deryng - người đứng đầu quỹ Pyn Elite Fund

Theo công bố của PYN Elite Fund, trong tháng 9, hiệu suất đầu tư của quỹ  âm 13,34%; lũy kế 9 tháng đầu năm âm tới 28,77% (tương đương VN-Index) qua đó số tiền bị “bốc hơi” lên tới cả nghìn tỷ đồng.

Tại Talkshow Bí mật đồng tiền mới phát sóng, ông Petri Deryng chia sẻ đã bỏ tiền túi để bỏ vào quỹ đầu tư hồi cuối tháng 5 và giờ đang lỗ khoảng 15% trên số tiền mới. Ông nói rằng nhà quản lý quỹ nhiều khi cũng mắc sai lầm và khó rút được bài học từ sai lầm.

Tiền vào ít - thị trường khó tăng bền

Mặc dù có cả nghìn mã cổ phiếu "neo" trên thị trường song những lực kéo chính luôn đến từ các nhóm ngành trụ cột và các bộ cổ phiếu trụ trên các sàn như VN30 hay HNX30.

Nhìn lại từ đầu năm đến khoảng đầu tháng 6/2022, có thể khẳng định đây là thời điểm “thăng hoa” nhất của nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn (tính từ đầu năm tới nay) khi liên tục gồng gánh các chỉ số trong bối cảnh nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ bị bán mạnh trước hàng loạt thông tin tiêu cực.

Thời điểm đó, giới phân tích kỳ vọng nhóm cổ phiếu này sẽ vẫn tiếp tục duy trì xu hướng “hút tiền” trong nửa cuối năm 2022.

Tuy nhiên, từ tháng 7 trở lại đây, các nhóm này (đặc biệt là VN30) đã trở thành gánh nặng cho thị trường chung; việc các cổ phiếu như ngân hàng, bất động sản, dầu khí,... trong rổ lao dốc đã khiến thị trường mất đi lực đỡ. Xem chi tiết

Những phiên thanh khoản rổ VN30 chỉ 3.000 - 4.000 tỷ đồng/phiên xuất hiện như cơm bữa trong khi thanh khoản chung của thị trường cũng giảm phân nửa so với trung bình 1 năm trước đó càng khiến cho nhà đầu tư nghi ngờ về "công dụng" của giải pháp T+ cũng như giao dịch lô lẻ trong việc kéo thanh khoản thị trường hồi phục. 

bie(1).jpg

Trong bối cảnh lãi suất đang tăng mạnh trở lại và tiền ngày càng “đắt”, thị trường chứng khoán đã qua thời mua đâu cũng thắng. Với mặt bằng thanh khoản đang ở mức rất yếu, đây cũng chính là lý do chủ yếu khiến VN-Index không thể bứt phá mạnh được bởi các cổ phiếu vốn hoá lớn, nhất là cổ phiếu trụ phải cần một lượng tiền lớn để đủ sức gồng gánh, lèo lái và dẫn dắt thị trường đi lên.

Trong khi đó, trước áp lực lo lắng việc lãi suất huy động và cho vay tiếp tục gia tăng khi FED có thể tăng mạnh tiếp lãi suất cơ bản trong tháng 11 và 12, ông Đinh Minh Trí, chuyên gia của Chứng khoán Mirae Asset dự báo dòng tiền tham gia thị trường chứng khoán trong tháng 10 và 11/2022 sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp.

Giới phân tích nhận định, từ nay đến năm 2023, thị trường khó có thể bật lên được do dòng tiền, kinh tế thế giới và tâm lý nhà đầu tư. Tuy nhiên ở vùng hiện tại, nhiều ý kiến cho rằng, việc đầu tư trung hạn từ 1 năm đến 3 năm là khá an toàn khi chọn mua những cổ phiếu tiêu chuẩn và giá đã giảm sâu hơn thời điểm năm 2020.

“Thời điểm này, nếu lướt sóng ngắn hạn khó nói đúng sai nhưng trong một xu hướng đầu tư và nắm giữ từ 1 - 3 năm với những cổ phiếu cơ bản, có định giá đã ở mức hấp dẫn… thì vùng giá này không phải quá cao”, TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế khuyến nghị.

Phố Wall đã hồi gần 1.600 điểm, vì sao VN-Index vẫn tiêu cực?

Tập đoàn FLC 'thay máu' ban lãnh đạo, hé lộ việc bàn giao nhà tại dự án 8.000 tỷ đồng ngay trong tháng 12/2024

Những trường hợp hiếm hoi bị UBCKNN quyết liệt huỷ kết quả giao dịch cổ phiếu

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tien-lon-chua-nhap-cuoc-khoi-ngoai-van-thoat-hang-thi-truong-chung-khoan-kho-tang-151984.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Thế "kẹt" của con bò chứng khoán
    POWERED BY ONECMS & INTECH