UPCoM vốn được biết đến là "nơi gặp gỡ" của nhiều gương mặt doanh nghiệp kinh doanh yếu kém chuyển về từ HOSE, HNX. Thậm chí, danh sách doanh nghiệp yếu kém này tiếp tục dài thêm sau quý 1/2023.
Ngày 19/5/2023, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo chuyển 118,6 triệu cổ phiếu TVC của CTCP Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt và hơn 15 triệu cổ phiếu TKC của CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ sang diện hạn chế giao dịch trên sàn HNX.
Lý do được đưa ra bởi cả 2 doanh nghiệp đều chậm công bố báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2022 quá 45 ngày so với quy định. Theo đó, các cổ phiếu TVC và TKC chỉ được giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần.
Tập đoàn Quản lý Tài sản Trí Việt là một trong những doanh nghiệp lớn trên sàn HNX - hoạt động trong lĩnh vực tài chính; lợi nhuận sau thuế của công ty tăng đều trong giai đoạn 2018 - 2021 (từ mức 22 tỷ đồng lên 547 tỷ).
Tuy nhiên, sau khi lãnh đạo cấp cao tại công ty mẹ và công ty thành viên bị bắt, tình hình kinh doanh của công ty lao dốc mạnh với khoản lỗ 288 tỷ đồng quý 2/2022 và lỗ 123 tỷ đồng trong quý 4 cùng năm.
Báo cáo tài chính tự lập năm 2022 của Quản lý Tài sản Trí Việt cho thấy công ty đã lỗ 380 tỷ đồng trong năm này. Cộng thêm câu chuyện minh bạch thông tin, cổ phiếu TVC lần lượt bị đưa vào diện cảnh cáo - kiểm soát rồi bị hạn chế giao dịch trên HNX.
Sàng chục mã được điểm danh lại
Cũng trong khoảng thời gian này, trên sàn UPCoM, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội lần lượt thông báo quyết định duy trì diện hạn chế giao dịch đối với hàng chục mã cổ phiếu với những lý do như: Không họp ĐHCĐ thường niên trong 2 năm tài chính liên tiếp; âm vốn chủ sở hữu; chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên/cả năm;...
Các mã tiếp tục được gọi tên có thể kể đến HLA, PXC, PX1, PSG, PPI, PID, PCN, PVA, SHG, TBT, SGO, TS4, TBH, TCJ, STL, SSN, SJC, VLF, L44, LCC, V15, VC5, CDO, LTC, VPC, STL, NDF, VNI, KHL, MEC, KSH, SD1, NHP, TNM, SD8, BT6, G20, HSA, GTT, HDO.
Trong số này, một số mã như SHG của Tổng CTCP Sông Hồng, TS4 của Thủy sản 4 hay TBH của Tổng Bách Hóa là những gương mặt thân quen khi đã thua lỗ nhiều năm khiến vốn chủ sở hữu âm nặng.
Hay như cổ phiếu SJC của CTCP Sông Đà 1.01 vừa kết thúc năm 2022 với khoản lỗ ròng 5,3 tỷ đồng. Đến cuối năm, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này chỉ ở mức 94 tỷ trong khi nợ phải trả gần 1.550 tỷ đồng.
Cổ phiếu SJC thời gian qua cũng bất ngờ nổi lên sau khi ông Phạm Khánh Phương (ca sĩ Khánh Phương - chủ nhân ca khúc Chiếc Khăn Gió Ấm) mua vào gần 3,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 45,51% vốn) ngày 28/10/2022.
Một số mã được bổ sung vào danh sách hạn chế giao dịch có TST, TV6, DFF, KAC, KSS, NHV, HPM, VXP, VKP, IBD.
Sàn giao dịch UPCoM vốn được biết đến là "nơi gặp gỡ" của nhiều gương mặt doanh nghiệp kinh doanh yếu kém được chuyển về từ HOSE, HNX. Nhiều công ty cả chục năm báo lỗ, vốn chủ sở hữu âm nặng khiến phần vốn góp của cổ đông không cánh mà bay; một số doanh nghiệp khác thường xuyên trong tình trạng kinh doanh phập phù, sức khỏe tài chính yếu kém và cổ phiếu dễ bị thổi giá/làm giá gây rủi ro tiềm ẩn cho nhà đầu tư. |
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo hai cổ phiếu có khả năng bị hủy niêm yết
Phát triển thị trường trái phiếu riêng lẻ: cần minh bạch, lành mạnh từ “móng”