Thực hư siêu lục địa tan rã khiến kim cương đặc biệt quý trồi lên

30-04-2024 18:22|Nhật Linh

Các nhà nghiên cứu có thể đã phát hiện nguồn gốc thực sự của nhiều viên kim cương nổi tiếng.

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Journal of Earth System Science, những viên kim cương nổi tiếng như Koh-i-Noor, Hope, Orloff, Great Mogul,... được gọi chung là kim cương Golkonda, có thể đã trải qua một hành trình đặc biệt từ rất gần lõi của Trái Đất.

Kim cương Golkonda là những viên đá quý đặc biệt vì chúng chứa ít tạp chất và hàm lượng nitơ rất thấp, làm cho chúng trở nên trong suốt và không có khuyết điểm gây cản trở sự lấp lánh. Những viên kim cương này cũng có kích cỡ khá lớn. Điển hình là Koh-i-Noor, hiện là một trong những viên ngọc quý của Vương quốc Anh, nặng tới 105,60 carat hay viên kim cương Hope, được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian ở Washington, D.C., Mỹ, nặng 45,52 carat.

Koh-i-Noor hiện là một trong những viên ngọc quý của Vương quốc Anh, nặng tới 105,60 carat

Koh-i-Noor hiện là một trong những viên ngọc quý của Vương quốc Anh, nặng tới 105,60 carat

Những viên kim cương này được phát hiện ở miền Nam Ấn Độ trong khoảng thời gian từ những năm 1600 đến 1800 trong cái gọi là các "mỏ sa khoáng", là những hố nông đào vào trầm tích ven sông. Nhưng để xuất hiện trên bề mặt của hành tinh, các viên kim cương cần phải đến từ những vụ phun trào núi lửa lớn, được gọi là kimberlites. Tuy nhiên, không ai biết chính xác những tảng đá kimberlite chứa kim cương có thể được tìm thấy ở đâu.

Viên kim cương Hope được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian ở Washington, D.C., Mỹ, nặng 45,52 carat

Viên kim cương Hope được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian ở Washington, D.C., Mỹ, nặng 45,52 carat

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, dẫn đầu bởi Đại học Savitribai Phule Pune (Ấn Độ), đã nghiên cứu địa hóa học của các viên kim cương thông thường từ lớp vỏ cứng và lớp phủ của thạch quyển. Họ đã xác định rằng mỏ Wajrakarur có thể chứa kim cương.

Tuy nhiên, kim cương Golkonda được hình thành ở độ sâu lớn hơn trong lớp phủ, có thể sâu bằng vùng chuyển tiếp gần lõi Trái Đất, nghĩa là rất sâu so với các viên kim cương thông thường. Do đó, để vật chất từ dưới đáy lớp phủ có thể được đẩy lên tới bề mặt, cần phải có những tác động cực kỳ mạnh mẽ.

Giả thuyết lớn nhất là các viên kim cương đã được đưa lên từ một quá trình tan rã của siêu lục địa cổ đại. Trước khi được các vụ phun trào núi lửa đẩy lên phía trên, chúng có thể đã nằm gần mặt đất hơn. Theo một tóm tắt nghiên cứu trên Live Science, mỏ Wajrakarur được cho là nơi chứa kim cương này.

Những cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng một dòng sông cổ đã khô hạn, có thể từng có dòng nước lớn chảy xiết, dòng nước này có thể đã cuốn trôi các viên kim cương từ Wajrakarur đến sông Krishna và các nhánh của nó, nơi các viên kim cương cuối cùng được tìm thấy.

Nguồn gốc đặc biệt này đã mang lại cho loại kim cương này một vẻ đẹp độc đáo, cực kỳ quý giá, là tâm điểm tranh giành của nhiều người, thậm chí là nhiều quốc gia. Phần lớn chúng còn được cho là mang lời nguyền.

Koh-i-Noor trở thành một phần trên Vương miện Hoàng gia

Koh-i-Noor trở thành một phần trên Vương miện Hoàng gia

Trong số này, viên kim cương lớn nhất thế giới, Koh-i-Noor, nặng đến 105,60 carat, được tin rằng mang theo lời nguyền, gây hại cho những người nam chủ nhân và liên quan đến ít nhất một vụ ám sát vua. Hiện nay, viên kim cương này đang thuộc sở hữu của Vương quốc Anh.

Viiên kim cương Hope được tặng cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian ở Mỹ vào giữa thế kỷ XX

Viiên kim cương Hope được tặng cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian ở Mỹ vào giữa thế kỷ XX

Viên kim cương màu xanh lấp lánh, Hope, còn nổi tiếng hơn khi nhiều chủ nhân và thành viên trong gia đình họ đã gặp phải nhiều bi kịch, từ tai nạn đến tự tử, giết người, sụp đổ gia tộc,… "Lời nguyền" nổi tiếng nhất liên quan đến viên kim cương này là vụ việc của Vua Louis XVI và Hoàng hậu Marie Antoinette của Pháp, khi họ bị truất phế và kết án tử hình trong cuộc Cách mạng Pháp vào thế kỷ XVII.

Chuỗi sự kiện thảm khốc này dường như chỉ kết thúc khi viên kim cương Hope được tặng cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian ở Mỹ vào giữa thế kỷ XX.

>> Hơn 50.000 thợ mỏ dùng rìu đào sâu vào lòng đất, khai thác 3 tấn kim cương dưới hố khổng lồ trong suốt nửa thế kỷ

Cận cảnh hai viên kim cương trị giá hơn 1.000 tỷ đồng của nữ đại gia showbiz Việt

Lần đầu tiên trên thế giới, láng giềng Việt Nam chế tạo thành công viên kim cương từ hoa

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/thuc-hu-sieu-luc-dia-tan-ra-khien-kim-cuong-dac-biet-quy-troi-len-d121595.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Thực hư siêu lục địa tan rã khiến kim cương đặc biệt quý trồi lên
    POWERED BY ONECMS & INTECH