Tỉnh duy nhất không núi biển sẽ có thêm 13 KCN vào năm 2030, tiến tới 'đại mục tiêu'
Tỉnh này sẽ phấn đấu có thêm 13 KCN, nâng tổng số lên 30 KCN trên địa bàn, hướng đến mục tiêu trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại trong nhóm dẫn đầu cả nước vào năm 2023.
Theo như Quy hoạch tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này sẽ phát triển nhanh, bền vững và trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại với quy mô kinh tế và trình độ phát triển trong nhóm dẫn đầu cả nước vào năm 2030; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội được đồng bộ, hiện đại và ngành công nghiệp sẽ thuộc nhóm phát triển mạnh của cả nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên - ông Trần Quốc Văn cho biết để thực hiện hóa mục tiêu, tỉnh này hiện tập trung vào việc đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn; ưu tiên thu hút các ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường, giá trị gia tăng cao, nâng cao hiệu quả kinh tế các KCN và tăng nhanh tỷ lệ lấp đầy.
>>Cây cầu dây văng nghìn tỷ đầu tiên ở Nam Định sắp hợp long
Ngoài ra, tỉnh Hưng Yên cũng sẽ phát triển theo chiều rộng với phát triển theo chiều sâu các KCN để tăng tính cạnh tranh quốc gia và quốc tế, hình thành các cụm liên kết ngành có quy mô lớn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; thành lập mới và phát triển các KCN đã có trong quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, ưu tiên thành lập mới và mở rộng các KCN có vị trí thuận lợi, khả năng thu hút các nhà đầu tư và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Các ngành công nghiệp sẽ được ưu tiên như: Công nghiệp công nghệ cao gắn với công nghệ số; công nghiệp sản xuất thiết bị điện, năng lượng; công nghiệp sản xuất cơ khí - chế tạo; công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm chất lượng cao; công nghiệp dệt may...
Thời điểm hiện tại, các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đang phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng và ngày càng khẳng định được vai trò nòng cốt của mình trong việc thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
Trong vài năm trở lại đây, BQL các KCN của tỉnh đã lựa chọn và tiếp nhận nhiều dự án công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, những dự án có quy mô lớn, tiến độ triển khai nhanh, đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước...
Từ sau năm 2023, Hưng Yên tiếp tục đầu tư và xây dựng thêm 5 KCN tiềm năng với tổng diện tích khoảng 2.460ha và việc thành lập các KCN đều đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu cũng như kế hoạch sử dụng.
Tổng diện tích tự nhiên của Hưng Yên là 923,09km2, chiếm 6,02% diện tích Đồng bằng Bắc Bộ. Đây là tỉnh miền Bắc duy nhất có địa hình hoàn toàn đồng bằng, không có rừng, núi và cũng không giáp biển. Độ cao đất đai gần như đồng đều.
Theo như quy hoạch, tỉnh Hưng Yên tính đến năm 2030 sẽ trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại với quy mô kinh tế cũng như trình độ phát triển thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.
Tính đến năm 2050, Hưng Yên phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thông minh... của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Sở hữu vị trí địa lý giáp với Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tỉnh Hưng Yên luôn biết cách khai thác tiềm năng và lợi thế của tỉnh bằng việc phát triển hệ thống giao thông đồng bộ với hơn 1.400km đường các loại được đầu tư, nâng cấp, mở rộng, đảm bảo sự liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải cũng như gắn kết với các địa phương.
Nhờ tốc độ phát triển vượt bậc cũng như lộ trình quy hoạch bài bản mà Hưng Yên "lọt mắt xanh" nhiều ông lớn trong ngành BĐS về đầu tư, đơn cử như Vinhomes khi đã lựa chọn nơi đây là "bến đáp" của 2 đại đô thị gồm Vinhomes Ocean Park 2 - The Empire với diện tích 457ha và Vinhomes Ocean Park 3 - The Crown với diện tích 1.200ha.
>> Đắk Lắk xin Trung ương 'trợ lực' 550 tỷ đồng để chữa hồ đập bị hư hỏng nặng
Việt Nam sẽ xây dựng hầm xuyên qua sân bay tại 'thành phố đáng sống bậc nhất thế giới'
TP. HCM duyệt chi 650 tỷ đồng gia cố bờ kè đã từng bị sụt lún hơn 200m