Tỉnh này là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc.
Tỉnh Phú Thọ là vùng đất Tổ, nơi hội tụ của hồn thiêng sông núi, lưu giữ truyền thống lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc.
Đồng thời, tỉnh Phú Thọ cũng là địa phương có vị trí địa chính trị, địa kinh tế quan trọng: cửa ngõ phía tây của Thủ đô Hà Nội; trung tâm kết nối tiểu vùng Đông Bắc với tiểu vùng Tây Bắc và trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc); nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Đà và sông Lô.
Trong năm qua, kinh tế của tỉnh phục hồi, phát triển nhanh với tốc độ ấn tượng 7,58% năm 2023 thuộc nhóm 15 địa phương cao nhất cả nước, đứng thứ 03/14 tỉnh Vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Quy mô nền kinh tế (GRDP) vượt mốc 100.000 tỷ đồng, cao gấp hơn 4 lần năm 2010.
Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc |
>> Tỉnh rộng nhất Việt Nam bất ngờ lọt top các địa phương hút vốn FDI lớn nhất cả nước
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 17,6% so với cùng kỳ; tổng thu ngân sách nhà nước tăng 37,8% so với dự toán; tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,7%. Tiến độ triển khai, giải ngân vốn đầu tư công đạt mức cao, là địa phương có tỷ lệ giải ngân nằm trong tốp đầu của cả nước.
Các chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) nằm trong nhóm 20 trên 63 tỉnh, thành phố đã đưa Phú Thọ trở thành một trong những điểm sáng về thu hút đầu tư, trong đó nguồn vốn đầu tư trong nước năm 2023 tăng 19,5%, đầu tư nước ngoài tăng 20,3%.
Tỉnh đã thu hút mới, bổ sung vốn 102 dự án, trong đó 83 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký gần 6.900 tỷ đồng, 19 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 218,1 triệu USD. Thành lập mới 920 doanh nghiệp; đến nay, toàn tỉnh có 11,5 nghìn doanh nghiệp, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
Năm 2023, Phú Thọ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, các địa phương liên quan đẩy nhanh và thực hiện vượt tiến độ 18/20 tuyến đường giao thông trọng điểm; hình thành mạng lưới giao thông đường bộ kết nối liên vùng và kết nối với hệ thống giao thông quốc gia. Tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; thành lập mới 04 Cụm công nghiệp: Nam Đoan Hùng, Phú Hộ, Đồng Phì, Ngọc Quan. Hạ tầng điện được đầu tư đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tốc độ phát triển ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,2%. Cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch tích cực. Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục đạt nhiều kết quả nổi bật.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 17,3% so cùng kỳ, đứng thứ 03/63 tỉnh, thành phố, đứng thứ 02/14 tỉnh trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Đã đưa vào hoạt động, thu hút nhiều dự án đầu tư quy mô lớn về chế biến, chế tạo, sản xuất năng lượng mới... là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới: dự án pin năng lượng mặt trời VSUN (200 triệu USD); nhà máy sản xuất gạch Granite, ngói tráng men (1.646 tỉ đồng); nhà máy sản xuất viên gỗ nén MH Việt Nam (378 tỷ đồng); nhà máy sản xuất đồ nội thất dân dụng MEHOMES (300 tỉ đồng)...
>> Một tỉnh 'đất chật, người đông', quy hoạch mở rộng theo hướng 'lấn biển'
Một KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ |
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 15,4%; doanh thu du lịch tăng 27%, lượng khách lưu trú tăng 13,3%. Huyện Thanh Thủy tổ chức thành công "Tuần Du lịch Thanh Thủy - Mùa thu năm 2023". Giá trị xuất khẩu đạt 10,4 tỉ USD, đứng thứ 9/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu Phú Thọ trở thành tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía bắc, là một trong những trung tâm văn hóa, lễ hội gắn với cội nguồn dân tộc Việt Nam; một trong ba cực tăng trưởng trong trục động lực vành đai Bắc Giang - Thái Nguyên - Phú Thọ; trung tâm phát triển về du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo, thương mại và logistics của tiểu vùng Tây Bắc; là nơi đáng sống, đáng đến, an toàn và thịnh vượng.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh bình quân thời kỳ 2021-2030 từ 10,5%/năm trở lên; trong đó giai đoạn 2021-2025 đạt 8,5-9,0%/năm và giai đoạn 2026-2030 đạt trên 12%/năm. GRDP bình quân người năm 2030 đạt 6.000-6.200 USD/người.
>> Vĩnh Phúc tích cực thu hút dòng vốn FDI, nhận đầu tư hàng trăm triệu USD