Một tỉnh 'đất chật, người đông', quy hoạch mở rộng theo hướng 'lấn biển'

05-01-2024 07:27|Mai Chi

Tỉnh này nằm gần các trung tâm đô thị, công nghiệp lớn của vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Nghị quyết về Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Hội đồng Nhân dân tỉnh Thái Bình thống nhất thông qua với 10 nội dung chủ yếu.

Đối với nội dung phạm vi, ranh giới Quy hoạch tỉnh Thái Bình bao gồm toàn bộ phần lãnh thổ đất liền tỉnh Thái Bình và phần không gian biển được xác định theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Một tỉnh 'đất chật, người đông', quy hoạch mở rộng theo hướng 'lấn biển'
Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030

>> Đầu tư gần 20 nghìn tỷ xây dựng cao tốc qua Nam Định, Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh "đất chật, người đông", quy mô diện tích khá nhỏ (chiếm 0,48% diện tích cả nước), xếp thứ 54/63 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, về dân số, Thái Bình xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố; chiếm 1,9% dân số cả nước và có mật độ dân số gấp 4 lần trung bình cả nước.

Vì vậy, mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh Thái Bình thông qua hoạt động "lấn biển" là giải pháp được đưa ra trong dự thảo Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo phân tích, Thái Bình nằm trong hành lang kinh tế phía đông, mặt tiền hướng ra biển của vùng Đồng bằng sông Hồng, với chuỗi liên kết các hoạt động kinh tế gắn biển như: công nghiệp chế tạo, năng lượng, dịch vụ vận tải biển, du lịch, thủy sản, khai thác tài nguyên biển... Là tỉnh đi sau, chịu tác động lan tỏa của các trung tâm kinh tế biển mạnh là Quảng Ninh, Hải Phòng, cùng với quá trình tăng cường nâng cấp hạ tầng kết nối ven biển, Thái Bình có nhiều dư địa để khai thác trong vai trò là một trung tâm mới thu hút các hoạt động công nghiệp, dịch vụ mới, hỗ trợ và kết nối các hoạt động chung của toàn vùng hướng mạnh vào các hoạt động kinh tế biển.

Hiện tại, tỉnh Thái Bình có khoảng 16.637ha đất mặt nước ven biển. Với đặc điểm địa hình, địa chất vùng ven biển Thái Bình, phần diện tích này rất thuận lợi để có thể khai thác lấn biển, mở rộng không gian phát triển thực hiện các dự án đô thị, du lịch, thương mại, công nghiệp.

Dự kiến, trong thời kỳ quy hoạch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ khai thác đưa 2.550ha đất mặt nước ven biển vào sử dụng cho mục đích xây dựng các dự án trong khu kinh tế biển Thái Bình: Khu công nghiệp Thái Thượng, Khu công nghiệp Hoàng Long; Khu du lịch Cồn Đen, Khu du lịch sinh thái Cồn Vành - Cồn Thủ...

>> Thái Bình vươn lên mạnh mẽ, 'dọn tổ' đón 'đại bàng' từ Nhật Bản với dự án gần 2 tỷ USD

Một tỉnh 'đất chật, người đông', quy hoạch mở rộng theo hướng 'lấn biển'
Biển Cồn Đen

Số liệu tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đăng ký đầu tư của các dự án trên địa bàn tỉnh trong năm 2023 đạt gần 98.257 tỷ đồng, gấp hơn 4,6 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Thái Bình đã vượt qua những tỉnh mạnh về công nghiệp để tiến vào top 5 cả nước về thu hút vốn FDI. Nếu như năm 2022, tỉnh này chỉ xếp hạng thứ 18 thì đến năm 2023, tỉnh đã vươn lên vị trí thứ 5. Trong năm, tỉnh đã thu hút được 2,79 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.

>> 'Quê hương năm tấn' bất ngờ lọt top 5 địa phương dẫn đầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm 2023

Phê duyệt chủ trương đầu tư cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định, Thái Bình

Đầu tư gần 20 nghìn tỷ xây dựng cao tốc qua Nam Định, Thái Bình

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mot-tinh-dat-chat-nguoi-dong-quy-hoach-mo-rong-theo-huong-lan-bien-218493.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Một tỉnh 'đất chật, người đông', quy hoạch mở rộng theo hướng 'lấn biển'
    POWERED BY ONECMS & INTECH