Tài chính Ngân hàng

Top 3 Quốc gia có vàng dự trữ lớn nhất thế giới đang "ôm" bao nhiêu?

Linh Nhi 18/10/2023 - 11:27

Làn sóng mua vàng tích trữ của các quốc gia vẫn tiếp diễn ra.

Trong năm 2022, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã dự trữ lượng vàng lớn nhất từ trước đến nay, lên tới khoảng 1.083 tấn. Bước sang năm 2023, làn sóng mua vàng tích trữ của các quốc gia vẫn tiếp diễn ra khi có tới 387 tấn vàng ròng được mua vào trong nửa đầu năm nay.

Các nền kinh tế phát triển Mỹ, Nga, Đức, Pháp, Nga, Trung Quốc…. đều nằm trong danh sách những quốc gia có lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới. Thống trị thị trường vàng toàn cầu và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu.

Theo thống kê của Statista, tính đến quý 2/2023, Mỹ đang là quốc gia dẫn đầu về số lượng vàng dự trữ với hơn 8.133 tấn. Tiếp sau đó là Đức với khoảng 3.352 tấn, Ý với hơn 2.451 tấn, Pháp với hơn 2.436 tấn, Liên bang Nga với 2.329 tấn và Trung Quốc với 2.113 tấn.

Có thể thấy rằng lượng vàng dự trữ của Mỹ hiện đang nhiều gấp hai lần của Đức, gấp ba lần trữ lượng vàng của Ý và Pháp. TOP 3 quốc gia dự trữ vàng lớn nhất thế giới đang "ôm" khoảng gần 14.000 tấn vàng.

Mặc dù đứng thứ 6 về lượng vàng dự trữ nhưng lượng vàng được khai thác ở Trung Quốc lại nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Ngoài ra, Australia cũng là nơi có trữ lượng mỏ vàng lớn nhất toàn cầu và nước sản xuất vàng lớn thứ hai, chỉ sau Trung Quốc.

Quốc gia nào có nhiều vàng dự trữ nhất?
Chi tiết về lượng vàng dự trữ của các quốc gia trên thế giới.

Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương đã trở thành những người mua vàng ròng nhiều nhất và duy trì vị thế này kể từ đó đến nay.

Vàng càng ngày càng được coi là một giải pháp thay thế an toàn cho các loại tiền dự trữ như đồng USD, euro và yên Nhật nhờ tính thanh khoản, không có rủi ro vỡ nợ, tính đồng nhất, tính phổ biến cùng khả năng giữ giá.

Chia sẻ với Business Insider, Maxwell Gold, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư vàng tại State Street, cho rằng: "Động lực thúc đẩy các Ngân hàng Trung ương mua vàng là đa dạng hóa tài sản dự trữ, cải thiện bảng cân đối kế toán. Bên cạnh đó, vàng cũng là loại tài sản ít rủi ro tín dụng và giúp các ngân hàng có thể tăng thanh khoản của mình".

Vị chuyên gia cho rằng xu hướng này có thể sẽ vẫn được duy trì khi rủi ro kinh tế và địa chính trị tăng cao ở thời điểm hiện tại.

"Trong tương lai, các Ngân hàng Trung ương sẽ tiếp tục mua ròng vàng", ông Gold dự đoán.

Các chuyên gia cho rằng xu hướng này dường như là một phần trong kế hoạch "phi đôla hóa" của nhiều quốc gia, với mục đích giảm sự phục thuộc vào đồng USD trong thương mại và đầu tư. Xu hướng này trở nên rõ ràng hơn sau khi Mỹ tận dụng ưu thế của đồng bạc xanh để áp đặt các biện pháp trừng phạt với một số quốc gia.

Hàng chục tấn vàng được gom mỗi tháng, các NHTW trên thế giới đang toan tính gì?

Quân đội Ukraine sẽ áp đảo Nga trước khi ông Donald Trump nhậm chức?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Nga-Ukraine nóng rực, vàng nhẫn vượt 86 triệu/lượng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/top-3-quoc-gia-co-vang-du-tru-lon-nhat-the-gioi-dang-om-bao-nhieu-206313.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Top 3 Quốc gia có vàng dự trữ lớn nhất thế giới đang "ôm" bao nhiêu?
    POWERED BY ONECMS & INTECH