Tuyến cao tốc 26,6km ở Việt Nam được rót 4.800 tỷ đồng 'trợ lực' từ 'tay to' top đầu châu Á
Quốc gia được xem đứng top đầu Châu Á này đã quyết định 'trợ lực' cho tuyến cao tốc dài 26,6km tại Việt Nam bằng bản thỏa thuận 4.800 tỷ đồng.
Cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh được “trợ lực” 4.800 tỷ đồng
Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Hồ Đức Phớc cùng ông Hwang Ki-yeon - Giám đốc điều hành của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc mới đây đã có cuộc trao đổi các văn kiện ký kết. Theo đó, buổi lễ này có sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo.
Văn kiện ký kết này chính là bản thỏa thuận có giá trị 261,351 tỷ Won Hàn Quốc (tương đương khoảng 188,115 triệu USD - xấp xỉ 4.800 tỷ đồng Việt Nam), nhằm mục tiêu tài trợ cho dự án xây dựng giai đoạn 1 tuyến đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh có chiều dài 26,6km.
Sau khi được xây dựng, dự án này hứa hẹn sẽ hoàn thiện tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây tại Việt Nam.
>> Tỉnh được Vinhomes xây 2 đại đô thị sẽ có thêm 'trợ lực' hạ tầng mới, nâng số cao tốc lên 4 tuyến
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc bày tỏ niềm tin vào sự hợp tác mật thiết giữa hai bên nhằm đẩy nhanh tiến trình giải ngân trong thời gian tới.
Số tiền 261,351 tỷ Won Hàn Quốc là khoản vay đầu tiên trong khuôn khổ Hiệp định chung về các khoản vay EDCF giai đoạn 2024-2030 với tổng giá trị 2 tỷ USD, được ký kết giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc.
Chính phủ Hàn Quốc hiện đang đứng thứ 2 trong số các nhà tài trợ ODA song phương lớn nhất tại Châu Á cho Việt Nam và là quốc gia tài trợ lớn nhất cho Việt Nam qua Quỹ hợp tác phát triển Kinh tế Hàn Quốc (EDCF), do Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc quản lý.
Dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 là một trong số 19 dự án sắp được đầu tử và sẽ hoàn thành thủ tục khởi công trong năm 2024.
Việc quyết định phê duyệt dự án được xem là cơ sở để triển khai thủ tục đàm phán và ký kết thỏa thuận vay vốn ODA cũng như các công việc sử dụng vốn đối ứng theo quy định.
Cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giúp hoàn thiện cao tốc Bắc - Nam phía Tây
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã chỉ định BQL dự án Mỹ Thuận làm chủ đầu tư cho giai đoạn 1 của dự án, hướng đến mục tiêu hoàn thiện dần tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây.
Tuyến cao tốc này có chiều dài 26,6km, bắt đầu từ Km96+875 tại Mỹ An, Tháp Mười, Đồng Tháp và kết thúc tại nút giao An Bình ở Cao Lãnh, Đồng Tháp.
Dự án cao tốc này sẽ chạy về phía Tây, phía Bắc tránh Mỹ An, đi qua đường tỉnh 845 và kênh Tư Mới, tiếp tục chạy song song với kênh Nguyễn Văn Tiếp A và rẽ vào hướng Tây Nam để vượt kênh cùng đường tỉnh 846. Cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh tiếp tục chạy hướng Tây Nam, đi qua đường tỉnh 847 tại Nhị Mỹ và rẽ trái qua sông Cần Lố và nối vào cầu Cao Lãnh tại An Bình.
Giai đoạn 1 của dự án cao tốc này có quy mô nền đường 17m, 4 làn xe với các đoạn dừng khẩn cấp cách nhau 4-5km, đường gom được xây dựng tối thiểu 5m.
Dự án sẽ sử dụng vốn vay của Chính phủ Hàn Quốc để thanh toán chi phí xây dựng, thiết bị, giám sát thi công cũng như vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nước Việt Nam khoảng 1.665 tỷ đồng nhằm chi trả cho thuế giá trị gia tăng, quản lý dự án, tư vấn trong nước và giải phóng mặt bằng.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư giai đoạn 1 của dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh với tổng số vốn đầu tư dự kiến 4.770 tỷ đồng vào ngày 27/12/2021.
Sau khi tiến hành thẩm định báo cáo khả thi sơ bộ, các khoản chi phí như giải phóng mặt bằng, xây dựng, phí tư vấn và dự phòng đều tăng lên do việc cập nhật giá mới nên Bộ GTVT đã kiến nghị Thủ tướng điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án lên tổng cộng 6.209 tỷ đồng (tăng thêm 1.439 tỷ đồng so với dự toán ban đầu).
Ngày 29/12/2023, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt quyết định điều chỉnh này với việc sử dụng nguồn vốn vay ODA từ Hàn Quốc cho dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1, tổng mức đầu tư 6.209 tỷ đồng.