Sẽ luôn có nguồn cung vàng, không có chuyện khan hiếm nguồn cung do nhu cầu quá cao.
Ông Juerg Kiener lý giải rằng, nhiều nền kinh tế có thể phải đối mặt với "suy thoái nhẹ" trong quý I/2023, buộc các ngân hàng trung ương phải giảm tốc độ tăng lãi suất và khiến vàng lập tức trở nên hấp dẫn hơn. Cần lưu ý rằng vàng cũng là tài sản mà mọi ngân hàng trung ương đều nắm trữ.
Vị chuyên gia này cho biết nhiều khả năng thị trường vàng sẽ có bước tiến lớn, đồng thời nói thêm “đây không chỉ là mức tăng 10% hoặc 20%, mà có thể sẽ lập đỉnh mới”.
Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), các ngân hàng trung ương đã mua vào 400 tấn vàng trong quý 3/2022, gần gấp đôi mức kỷ lục trước đó là 241 tấn trong cùng kỳ năm 2018.
Nhiều nền kinh tế sẽ phải đối mặt với suy thoái nhẹ trong quý I/2023, khiến các ngân hàng trung ương kìm hãm đà tăng lãi suất và hệ quả là vàng ngay lập tức trở thành loại tài sản trú ẩn đầy sức hút với nhà đầu tư. Thêm nữa, vàng cũng là loại tài sản duy nhất trên thế giới hiện nay mà mọi ngân hàng trung ương đều dự trữ.
“Kể từ những năm 2000, lợi nhuận trung bình trên vàng tính bằng bất kỳ loại tiền tệ nào đạt từ 8 - 10%/năm. Bạn không thể có mức hiệu suất này trong thị trường trái phiếu và cổ phiếu”, Juerg Kiener nói.
Ngoài ra, Ông Kiener cũng nhận định, nhà đầu tư sẽ tìm đến vàng trong bối cảnh lạm phát ở nhiều nơi trên thế giới vẫn neo ở mức cao. "Vàng là một công cụ phòng ngừa lạm phát rất tốt, một sản phẩm tuyệt vời trong thời kỳ 'đình lạm' và là một sản phẩm bổ sung tuyệt vời cho danh mục đầu tư".
Đỉnh lạm trong kinh tế học được xác định là hiện tượng nền kinh tế bị đình đốn, tăng trưởng chậm lại nhưng tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp vẫn ở mức cao.
Không đồng ý với dự đoán trên, chuyên gia phân tích Kenny Polcari của Slatestone Wealth cho rằng giá vàng sẽ không thể tăng hơn 100% trong năm 2023 được.
“Tôi không cho rằng vàng có thể lên đến mức 4.000 USD/ounce dù tôi rất thích nhìn thấy điều đó”, ông Polcari nói.
Trong bối cảnh hiện nay, giá vàng đang và sẽ chịu tác động từ các biện pháp kiềm chế lạm phát và quyết sách của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới.
Điển hình, đồng đô la Mỹ đã suy yếu còn vàng tăng giá 1% trên mức 1.800 USD/ounce sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tăng trần lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm lên 0,5%, từ mức 0,25% vào ngày 20/12.
Trước đó trong tháng này, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) thông báo rằng, họ đã bổ sung thêm lượng vàng trị giá khoảng 1.8 tỷ USD vào kho dự trữ, nâng giá trị tích lũy lên khoảng 112 tỷ USD, theo Reuters.
"Châu Á lâu nay là khu vực tiêu thụ lượng lớn vàng. Và nếu nhìn các hoạt động giao dịch một cách tổng thể, về cơ bản vàng đang rời phương Tây và chuyển đến châu Á", đại diện Swiss Asia Capital nói thêm.
Giá vàng lao dốc vì sức mạnh Mỹ, ưu tiên của Nga: SJC, nhẫn trơn giảm tới đâu?
Giá vàng thế giới giảm mạnh, rời xa mốc quan trọng 2.700 USD/ounce