Về già, dù giàu hay nghèo nhất định phải để lại cho mình “3 quân bài”: Thiếu một thứ cũng khó sống an yên
Khi về già, có những điều mọi người cần buông bỏ, tránh nghĩ nhiều để khỏi lao tâm khổ tứ. Tuy vậy, nhất định phải nắm "3 quân bài" để đảm bảo cho bản thân những năm tháng cuối đời.
Khi về già, chúng ta thường cố gắng lên kế hoạch cho cuộc sống của mình thật tốt, nhất là sau khi về hưu. Người chọn đọc sách, ngâm thơ, tiếp tục trau dồi kiến thức, người lại buông xuôi, để bản thân sa vào những thói quen không tốt. Họ nghĩ đấy là cách giải trí nhưng thực ra, đó là cách trực tiếp huỷ hoại sức khoẻ thể chất và tinh thần.
Dù khi về già, thể lực và tinh thần không còn tốt như trước nhưng chúng ta vẫn phải tràn đầy hy vọng vào cuộc sống. Chúng ta vẫn có thể đặt ra những mục tiêu nhỏ cho mình và thực hiện chúng. Điều này giúp bạn sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, tinh thần trở nên hứng thú, tràn đầy nhiệt huyết.
Trên đời này có rất nhiều điều cần học hỏi, nếu bạn chú ý nhiều hơn thì cuộc sống của bạn sẽ hạnh phúc hơn. Con người khi đến tuổi trung niên thì nên ngừng cầu may, học cách kiềm chế bản thân, đừng tự làm khó mình và hoàn toàn tin tưởng 3 nguyên tắc này, chắc chắn bạn sẽ một cuộc sống tốt đẹp như ý muốn.
Tấm át chủ bài 1: Người bạn đời
Trẻ là vợ chồng, già là bạn. Vợ chồng nắm tay nhau đi hết cuộc đời này mới chính là quan trọng nhất. Trà thô cơm nhạt, ba bữa một ngày, bên cạnh có một người bạn già, chia sẻ đắng cay, thấu hiểu nhau mới là phúc phận lớn nhất.
Bởi vì, con cái có cuộc sống của con cái, khoảng cách thế hệ khiến cho suy nghĩ và hành động sẽ không thể hợp nhau. Nếu can thiệp nhiều chúng sẽ càng khó chịu, nên tốt nhất là dành sự quan tâm nhiều hơn cho người bạn đời của mình. Hãy tạo một vài lãng mạn và bất ngờ nho nhỏ cho người bạn đời, để bạn có thể hồi tưởng lại những ấm áp của tuổi trẻ trong năm tháng xế chiều.
Tấm át chủ bài 2: Có khoản tiền phòng thân
Khi già đi, sức lao động của con người không còn như xưa, năng lực kiếm tiền cũng giảm thì khoản tiền phòng thân chính là tấm át chủ bài bắt buộc phải có của mỗi người.
Bước qua thời kì phong độ của tuổi trẻ, chấp chới bước vào tuổi già, sức khoẻ suy giảm, cuộc sống không có tiền trong tay thì không ngày nào thoát khỏi lo lắng, muộn phiền. Chính vì vậy, một trong những việc nhất định phải làm là sở hữu một khoản tiết kiệm cho riêng mình phòng khi có những biến cố về công việc hay sức khoẻ. Khi điều không hay diễn ra, vẫn có thể tự tin đối phó. Tiết kiệm tiền là để cho cuộc sống của chúng ta an toàn, không hoảng sợ, không mất lòng trung nghĩa, không mất nguyên tắc. Chúng ta có thể tự chăm lo cho cuộc sống của bản thân chứ không phải phụ thuộc hết vào người khác.
Ngoài ra, trước khi bước vào độ tuổi này, hãy tìm cách tăng thu nhập và giảm chi tiêu. Hãy duy trì năng lực độc lập về tài chính và tiết kiệm chi tiêu. Tiết kiệm tiền sẽ giúp bạn kìm hãm mong muốn dư thừa, hướng tới chất lượng cuộc sống cao hơn với những nhu cầu thực sự xứng đáng. Trước khi mua sắm, hãy cân nhắc xem nó liệu có thực sự cần thiết hay không.
Tấm át chủ bài 3: Sức khỏe thể chất và tinh thần
Thân thể và sức khỏe chính là vốn liếng của cuộc đời này. Với người già thì sức khỏe là quan trọng nhất, sức khỏe cũng chính là tài sản, là vốn liếng quan trọng nhất. Chỉ đến khi tuổi cao, người ta mới nhận ra rằng danh lợi không có gì đáng nói, trên người không có bệnh mới là phúc khí lớn nhất.
Hãy chăm sóc tốt sức khoẻ bản thân, ăn uống lành mạnh, tập thể dục điều độ, duy trì trạng thái phấn chấn để tận hưởng cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ.
Trải qua những thăng trầm của cuộc sống, loại người nào chưa gặp, loại chuyện nào chưa biết. Trong lòng đều nghĩ thông suốt, cũng đều buông xuống, trong tâm vô sự tự nhiên sẽ vui vẻ. Hãy tiêu những khoản tiền mà bạn nên tiêu, đừng luyến tiếc. Hãy làm những gì cần làm, đừng hối hận. Trong lòng vui vẻ, trên người tự nhiên không có bệnh.