Ông là người “quyết đoán những mối ngờ lớn, quyết định những việc bàn lớn”.
Danh tướng Đinh Liệt sinh năm 1400 ở Lam Sơn, Thanh Hóa. Theo gia phả dòng họ Đinh ở Thái Bình thì ông là hậu duệ của Nam Việt Vương Đinh Liễn (con trai Đinh Tiên Hoàng), là cháu gọi Lê Thái Tổ bằng cậu.
Theo sách “Đại Việt thông sử”, khi Lê Lợi bắt đầu chuẩn bị dựng cờ cứu nước, Đinh Liệt cùng với người anh là Đinh Lễ tích cực hưởng ứng khởi nghĩa. Đinh Liệt là 1 trong 18 người tham dự hội thề Lũng Nhai vào tháng 2/1416 và là một trong số rất ít những người dự Hội thề này có may mắn được chứng kiến ngày đại thắng quân Minh và sau đó được chứng kiến ngày non nước thịnh trị, thái bình suốt nửa chặng đầu của thời Lê sơ. Ông là người “quyết đoán những mối ngờ lớn, quyết định những việc bàn lớn”. (Đất nước ngàn năm 21/3/2016).
Theo nhà sử học Lê Văn Lan, cuối năm 1427, Liễu Thăng cầm đầu đoàn viện binh hùng hậu gồm 10 vạn tên sang nước ta, bộ chỉ huy Lam Sơn quyết định đánh trận quyết chiến với giặc tại 2 địa điểm quan trọng nhất, đó là Chi Lăng và Xương Giang. Hai tướng Đinh Liệt và Lê Sát đem quân lên sát biên giới vùng Lạng Sơn để trực tiếp đánh những trận đầu tiên với viện binh của giặc. Đội quân do Đinh Liệt chỉ huy đã có công lớn trong trận tập kích tại núi Mã Yên, chém chết Liễu Thăng ngay tại trận. Cũng từ chiến thắng này, ông được phong là Khai quốc công thần.
Phụng sự qua 4 đời vua nhà Lê, danh tướng Đinh Liệt trải qua không ít thăng trầm nhưng ông vẫn kiên định và thể hiện là một người hết lòng vì dân, vì nước. Điển hình là việc ông cùng các vị danh tướng khác như Nguyễn Xí tạo nên một trang sử mới cho triều đại nhà Lê thông qua cuộc phản đảo chính hạ bệ Lê Nghi Dân, người anh cả đã giết hại em ruột Lê Nhân Tông, tức Hoàng đế của mình, rồi giết cả Thái hậu Nguyễn Thị Anh. Đinh Liệt và một số vị quan trong triều đã đưa được Hoàng tử út của Thái Tông là Lê Tư thành lên ngôi.
Hoàng tử Lê Tư Thành về sau đã trở thành đức vua Lê Thái Tông, một vị minh quân hiếm có trong lịch sử Việt Nam. Trong gần 40 năm trị vì của mình, ông đã tạo ra một triều đại cực thịnh với nhiều đóng góp lớn lao trong công cuộc mở rộng biên cương, bờ cõi. Trong mọi lĩnh vực như chính trị, văn hóa, kinh tế cũng đều có bước chuyển biến tích cực. Cũng vì thế, Đinh Liệt lại trở thành Khai quốc công thần lần thứ 2.
Năm 1470, vua Chiêm là Trà Toàn thống lĩnh 10 vạn quân tiến đánh Đại Việt. Quân Chiêm gồm cả thủy binh, bộ binh, kỵ binh và tượng binh đánh úp châu Hóa. Phạm Văn Hiến không thể chống được, bèn cho cả quân và dân vào trong thành, rồi cấp báo về triều.
Nhận được tin báo, vua Lê Thánh Tông chuẩn bị gấp tiến đánh Chiêm Thành. Đinh Liệt dù đã 70 tuổi vẫn làm Chinh Lỗ Tướng quân, chỉ huy đội quân tiên phong đánh bại quân Chiêm, tiến thẳng vào Chiêm Thành. Quân Việt thắng lớn, vua Chiêm là Trà Toàn bị bắt.
Năm 1471, Đinh Liệt thắng trận về đến nhà thì bệnh nặng và mất, được truy phong là Trung Mục vương. Vua Lê Thánh Tông cũng ban tặng cho ông 8 chữ vàng: “Tứ đại kỳ công, vĩnh thùy bất hủ.”
Đánh giá về ông, sử gia Phan Huy Chú viết rằng: “Ông là người có công to khi mới mở nước, trải thờ bốn triều. Lại là công thần bậc nhất buổi Trung hưng: chức vị và đức vọng cao chót vót. Từ năm Quang Thuận trở đi làm thủ tướng gần 10 năm, quyết đoán những mối ngờ lớn, quyết định những việc bàn lớn. Vua rất tin cậy, trong triều ngoài nội đều tôn trọng.”
Con cháu Đinh Liệt suốt 7 đời sau này đều làm võ tướng trụ cột, vì thế người xưa khen dòng họ Đinh Liệt là “hổ phụ sinh hổ tử”.
*Tham khảo: VOV, Dân Việt