Xã hội

Việt Nam sở hữu một loại cây cực hiếm được Mỹ, Ấn Độ săn lùng, thu về gần 2.500 tỷ đồng trong 5 tháng

Quỳnh Châu 17/06/2024 07:00

Với diện tích khoảng 180.000ha, loại cây này được trồng chủ yếu ở miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Ở Việt Nam, quế là một trong những loại gia vị quan trọng. Loại cây này toàn thân là "báu vật" với rất nhiều công dụng, vỏ có thể dùng làm gia vị, lá có thể chiết xuất tinh dầu, thân có thể dùng làm củi... nhưng ứng dụng phổ biến nhất trong cuộc sống là vỏ quế.

Đặc biệt, quế còn mang lại giá trị xuất khẩu rất lớn. Hiện nay, các sản phẩm quế của Việt Nam được tiêu thụ chủ yếu ở Ấn Độ, Mỹ, Hàn Quốc...

Ấn Độ, Mỹ là những thị trường rất ưa chuộng mặt hàng này của Việt Nam. Ảnh: ST

Ấn Độ, Mỹ là những thị trường rất ưa chuộng mặt hàng này của Việt Nam. Ảnh: ST

Theo số liệu thống kế, trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu được 33.528 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 96,3 triệu USD (hơn 2.451 tỷ đồng), lượng xuất khẩu giảm 1,1% và kim ngạch giảm 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các doanh nghiệp xuất khẩu quế hàng đầu bao gồm: Prosi Thăng Long đạt 4.581 tấn, chiếm 13,7% thị phần; Gia vị Sơn Hà đạt 2.288 tấn, chiếm 6,8%; Tuấn Minh đạt 1.713 tấn, chiếm 5,1%; Olam Việt Nam đạt 1.583 tấn, chiếm 4,7% và Senspices Việt Nam đạt 1.521 tấn, chiếm 4,5%.

Các thị trường xuất khẩu chính bao gồm: Ấn Độ đạt 10.646 tấn; Hoa Kỳ đạt 4.180 tấn, Bangladesh đạt 3.735 tấn…

Một số doanh nghiệp đã đầu tư nhà máy chế biến quế hiện đại. Ảnh: ST

Một số doanh nghiệp đã đầu tư nhà máy chế biến quế hiện đại. Ảnh: ST

Theo báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích quế Việt Nam năm 2023 ước đạt 180.000ha. Diện tích quế tăng trong những năm gần đây do thời điểm năm 2018 giá quế ở mức cao, nên người nông dân bắt đầu mở rộng trồng quế.

Quế phân bố khắp các vùng trên cả nước, nhưng bốn vùng trồng quế tập trung nhất là Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa - Nghệ An và Quảng Nam - Quảng Ngãi. Mỗi vùng miền có cách gọi tên khác nhau như quế Yên Bái, quế Quỳ, quế Quảng hay Mạy quế (Tày)... Trữ lượng vỏ quế Việt Nam ước tính khoảng 900.000 - 1.200.000 tấn, sản lượng thu hoạch bình quân 70.000 - 80.000 tấn/năm.

Trồng quế hiện đang là sinh kế cho hàng trăm nghìn hộ dân tộc thiểu số tại các tỉnh vùng sâu vùng xa. Ảnh: Báo Nông nghiệp

Trồng quế hiện đang là sinh kế cho hàng trăm nghìn hộ dân tộc thiểu số tại các tỉnh vùng sâu vùng xa. Ảnh: Báo Nông nghiệp

Năm 2022, Việt Nam cũng là nước xuất khẩu quế số 1 trên thế giới với kim ngạch đạt trên 292 triệu USD. Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), tổng sản lượng quế của Việt Nam đạt hơn 41.400 tấn, chiếm 17% sản lượng toàn cầu. Nhu cầu về quế trên toàn cầu đang tăng nhanh, khoảng từ 8%-12% mỗi năm, khiến giá quế ngày càng tăng cao.

Chính sự gia tăng nhu cầu đã khiến Ấn Độ và Mỹ đua nhau săn mua loại cây quý giá này từ Việt Nam. Việc này giúp làm tăng cường vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế, mang lại nguồn thu lớn cho người nông dân trồng quế.

Ngoài được xuất khẩu sang các thị trường truyền thống, quế Việt Nam còn được tiếp tục mở rộng sang nhiều thị trường tiềm năng, cho thấy sức cạnh tranh và sự đa dạng hóa thị trường của quế Việt Nam đang ngày càng được củng cố.

Quế là loại cây được phát hiện và sử dụng đầu tiên ở Trung Quốc. Sau đó lan sang châu Âu và đi khắp thế giới bằng con đường giao thương buôn bán. Trên thế giới, quế là cây gia vị hiếm chỉ có tại một số ít quốc gia gồm Trung Quốc, Lào, Myanmar, Ấn Độ, Sri Lanka, Nam Mỹ…

Với người Việt, đây là loài cây tương đối thân thuộc và được sử dụng phổ biến nhờ nhiều công dụng khác nhau. Cây quế nhân giống bằng phương pháp vô tính sau 6-7 năm cho thu hoạch, nhưng trồng bằng hạt phải sau 20 năm.

Ngoài việc là một loại gia vị dùng trong các món ăn như phở của Việt Nam, cà ri của Ấn Độ và các món ăn từ Âu đến Á khác, quế còn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Một số nghiên cứu trên những người mắc bệnh tiểu đường đã nhận thấy rằng quế có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Loại cây này còn giúp hỗ trợ trao đổi chất, chăm sóc làn da, hạn chế sự phát triển của các khối u, bảo vệ não bộ và các tế bào thần kinh...

Trong đời sống hàng ngày, quế có nhiều ứng dụng như trong ẩm thực dùng làm gia vị; chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ như túi thơm thảo mộc, xông nhà, làm miếng lót giày, dùng để xông, tắm, ngâm…

>> Một cây gỗ quyền quý 9000 tỷ đồng/cây nhưng vì sao không ai dám trồng?

Loại cây mọc dại nhưng lại là vị thuốc quý chữa tiểu đường và chống tế bào ung thư hiệu quả

Loài cây duy nhất trên thế giới biết ‘đi bộ’: Rễ mọc ra ngoài thân cây, có thể di chuyển 2-3cm mỗi ngày

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/viet-nam-so-huu-mot-loai-cay-cuc-hiem-duoc-my-an-do-san-lung-thu-ve-gan-2500-ty-dong-trong-5-thang-d125173.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Việt Nam sở hữu một loại cây cực hiếm được Mỹ, Ấn Độ săn lùng, thu về gần 2.500 tỷ đồng trong 5 tháng
    POWERED BY ONECMS & INTECH