Tập đoàn Vingroup có thể tìm kiếm các khoản vay từ Chính phủ Mỹ để hỗ trợ việc mở rộng nhà máy 4 tỷ USD tại bang Bắc Carolina.
Chương trình cho vay của Chính phủ Mỹ với các nhà sản xuất xe công nghệ tiên tiến có thể là một lựa chọn tài chính mà VinFast hướng tới nhằm mở rộng nhà máy 4 tỷ USD.
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết, VinFast có thể tìm kiếm nguồn tài chính từ Chính phủ Mỹ để hỗ trợ việc mở rộng hoạt động với một nhà máy đã được lên kế hoạch tại bang Bắc Carolina.
VinFast cho biết, công ty mẹ đặt trụ sở tại Singapore đã nộp đơn đăng ký phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) với các cơ quan quản lý chứng khoán Mỹ, sau khi công ty công bố kế hoạch đầu tư 4 tỷ USD để xây dựng một nhà máy tại bang Bắc Carolina.
Chủ tịch Vingroup cho biết, VinFast đã cam kết đợt IPO sẽ giúp xây dựng nhà sản xuất xe điện này trở thành một thương hiệu toàn cầu, nhưng ông nói thêm rằng "nếu điều kiện không phù hợp, VinFast có thể chờ đợi".
Chương trình cho vay của chính phủ Mỹ với các nhà sản xuất xe công nghệ tiên tiến (AVTM) là một lựa chọn khác mà VinFast đang tìm hiểu. Chương trình trị giá 25 tỷ USD này được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 2007 khi các nhà sản xuất ô tô có trụ sở tại Detroit rơi vào khủng hoảng. Hiện tại, AVTM được quản lý bởi Bộ Năng lượng vẫn có khả năng cho vay gần 18 tỷ USD, theo công bố trên website.
Ngày 29/3/2022, VinFast và Chính quyền bang Bắc Carolina (Mỹ) công bố ký kết ghi nhớ về việc xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên của VinFast tại thị trường Bắc Mỹ.
Cụ thể, dự án có mức đầu tư lên tới 2 tỷ USD (tổng mức đầu tư là 4 tỷ USD trong giai đoạn 1 (theo thông tin từ Nhà Trắng) và sẽ tạo ra 7.000 việc làm cho lao động địa phương. Nhà máy của VinFast sẽ được đặt tại khu công nghiệp Triangle Innovation Point, Hạt Chatham với diện tích khoảng 800 ha và bao gồm 3 khu vực chính: khu vực sản xuất và lắp ráp ô tô điện và xe buýt điện; khu vực sản xuất pin cho các sản phẩm xe điện và khu vực công nghiệp phụ trợ cho các nhà cung cấp.
Giai đoạn 1 của nhà máy sẽ được khởi công ngay trong năm 2022 sau khi nhận được giấy phép xây dựng và dự kiến sẽ được vận hành vào tháng 7/2024. Công suất giai đoạn 1 dự kiến là 150.000 xe/năm. Theo biên bản ghi nhớ, VinFast sẽ tiếp tục đầu tư vào nhà máy theo nhiều giai đoạn khác nhau. Các mẫu xe đầu tiên được sản xuất tại nhà máy bao gồm VF 9 - dòng xe SUV cỡ lớn 7 chỗ ngồi và VF 8 - dòng xe SUV cỡ trung 5 chỗ.
VinFast hiện đã thiết lập hoạt động tại các thị trường quốc tế, bao gồm Mỹ, Canada, Đức, Pháp và Hà Lan. Hệ sinh thái sản phẩm xanh của công ty đang phân phối tại Việt Nam bao gồm xe ô tô điện, xe máy điện, xe buýt điện, hệ thống trạm sạc cùng các giải pháp năng lượng sạch.
Thông qua dự án xây dựng nhà máy tại Mỹ, VinFast khẳng định kế hoạch phát triển và sự đầu tư nghiêm túc của hãng tại thị trường quốc tế nói chung và Mỹ nói riêng; đồng thời đảm bảo năng lực và kế hoạch tự chủ sản xuất trên toàn cầu.
VinFast và dịch vụ hậu mãi khác biệt: Phê duyệt bảo hiểm siêu tốc chỉ trong 4 giờ
Khát vọng nội địa hóa và câu nói kinh điển 'sẽ hỗ trợ VinFast cho đến khi hết tiền thì thôi'