"Báo cáo chuyển đổi số B2B Việt Nam 2022" đã tóm tắt tình hình xuất, nhập khẩu của Việt Nam sau những năm đầy biến động vì dịch COVID-19.
“Báo cáo chuyển đổi số B2B Việt Nam 2022” đã chỉ ra ba lĩnh vực tiềm năng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có thể nắm lấy cơ hội mở rộng kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, gồm: Nông nghiệp, Chăm sóc cá nhân và Sắc đẹp, Nhà cửa và Vườn tược.
Nhiều lĩnh vực tăng trưởng mạnh mẽ
Nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Alibaba.com vừa công bố báo cáo “Toàn cảnh chuyển đổi số Việt Nam B2B 2022”. Báo cáo đã tóm tắt tình hình xuất, nhập khẩu đầy hứa hẹn của Việt Nam sau những năm đầy biến động vì dịch COVID-19 thông qua những câu chuyện thành công của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên nền tảng, cũng như nêu bật xu hướng thị trường toàn cầu hiện tại và dự đoán ba ngành hàng xuất khẩu tiềm năng mà doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có thể nắm lấy cơ hội phát triển kinh doanh trong năm 2022.
Đại dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế trên thế giới “chao đảo” kể từ khi xuất hiện vào đầu năm 2020. Thậm chí, các tác động của nó vẫn còn hiện hữu rõ nét cho đến ngày nay.
Doanh thu của TMĐT đã tăng gấp năm lần tại một số nền kinh tế chủ chốt trong giai đoạn đầu của dịch bệnh. Khi các lệnh phong tỏa bắt đầu được nới lỏng vào năm 2021, mọi người có xu hướng mua sắm bên ngoài nhiều hơn.
Các lĩnh vực chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong và sau đại dịch. Lĩnh vực đầu tiên phải kể đến đó là năng lượng. So với năm 2020, ngành năng lượng đã đạt tốc độ tăng trưởng 79% trong năm 2021.
Ngoài ra, các lĩnh vực khác ghi nhận sự tăng trưởng vượt trội hậu COVID-19 bao gồm ngành kim loại, khoáng sản, thiết bị văn phòng và dược phẩm. Cụ thể, ngành kim loại và khoáng sản tăng lần lượt là 46% và 48% so với mức trước đại dịch.
Lĩnh vực thiết bị văn phòng tăng trưởng 31%, một kết quả tất yếu của việc các văn phòng mở cửa lại. Bên cạnh đó, ngành dược phẩm cũng tăng 33%, phần lớn được thúc đẩy bởi việc phát hành vaccine và những thiết bị phụ trợ khác như kim tiêm.
Ba ngành hàng tiềm năng doanh nghiệp Việt có thể nắm cơ hội
Làn sóng COVID-19 thứ tư được ghi nhận là nặng nề nhất đối với Việt Nam, nhưng theo báo cáo của Tổng Cục Thống kê, thị trường xuất, nhập khẩu vẫn ghi nhận những tín hiệu khả quan. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 668,55 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt hơn 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020.
Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trên sàn Alibaba.com cũng có những dấu hiệu tích cực. Theo Báo cáo chuyển đổi số B2B Việt Nam 2022, Alibaba.com đã thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian 90 ngày để chỉ ra ba lĩnh vực tiềm năng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có thể nắm lấy cơ hội mở rộng kinh doanh trên nền tảng này. Những lĩnh vực đó bao gồm: Nông nghiệp, Chăm sóc cá nhân và Sắc đẹp, Nhà cửa và Vườn tược
Về nông nghiệp, 3 dòng sản phẩm nông nghiệp bán chạy nhất trên nền tảng là dầu ăn đến các loại hạt và nhân; hạt giống và củ cây
Trong lĩnh vực chăm sóc cá nhân và sắc đẹp, tóc nối, tóc giả là dòng sản phẩm bán chạy nhất.
Cuối cùng, nhà cửa và vườn tược tiếp tục là lĩnh vực xuất khẩu trực tuyến đầy hứa hẹn trong năm 2022. Theo Alibaba.com, sản phẩm bán chạy nhất thuộc ngành hàng này là đồ dùng bàn ăn và nhà bếp, với khoảng hơn 4.000 người mua hàng năng động trung bình mỗi ngày và hơn 4 triệu sản phẩm được yêu cầu. Năm quốc gia ghi nhận mức tiêu thụ dòng sản phẩm này nhiều nhất là Mĩ, Anh, Philippines, Brazil và Nga.
Việt Nam hiện đang là thành viên của rất nhiều hiệp định kinh tế và thương mại. Chúng tôi tin rằng những hiệp định thương mại tự do này sẽ có lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong tương lai. Cùng với những nỗ lực toàn cầu hoá, các doanh nghiệp nội địa sẽ có nhiều cơ hội hơn để vươn ra xuất khẩu tại nhiều thị trường mới. Chúng tôi tin rằng, thương mại toàn cầu thông qua nền tảng TMĐT B2B có khả năng mang đến những cơ hội đó và giúp nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hơn nữa phục hồi kinh tế và phát triển một cách bền vững
Ông Roger Lou - Giám đốc Quốc gia Việt Nam của Alibaba.com
Gỡ khó cho doanh nghiệp, thúc đẩy những dự án có tính động lực ở Bà Rịa-Vũng Tàu
Chưa từng có trong lịch sử: Thặng dư thương mại của Trung Quốc với thế giới sắp cán mốc 1.000 tỷ USD