Theo BCTC kiểm toán năm 2021, CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) ghi nhận mức lỗ tăng gấp 4 lần so với BCTC tự lập.
JVC lỗ sau thuế tăng nhiều lần sau kiểm toán
CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC ) vừa công bố giải trình về biến động hơn 5% ở một số hạng mục giữa BCTC hợp nhất 2021 tự lập và kiểm toán.
Cụ thể, JVC sau kiểm toán ghi nhận mức lỗ sau thuế tăng thêm 24,36 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do là giá vốn hàng bán tăng thêm 12,3 tỷ đồng lên 350,7 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1,6 tỷ đồng lên 28,9 tỷ đồng; songlợi nhuận khác khác giảm từ 10,65 tỷ đồng về lỗ 3,7 tỷ đồng.
Theo giải trình của JVC, lợi nhuận gộp sau kiểm toán giảm 22,81% (tương ứng 12 tỷ đồng), phần lớn do giá vốn hàng bán đã tăng 12 tỷ đồng (3,64%). Trên BCTC tự lập, Công ty đã hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 10,5 tỷ đồng, nhưng kiểm toán đề nghị không hoàn nhập chi phí.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 5,88%, tương đương 1,6 tỷ đồng, do kiểm toán ghi nhận bổ sung chi phí trích lập dự phòng khoản phải thu khác, dự phòng trả trước cho người bán tăng tỷ lệ trích lập theo tuổi nợ.
Lợi nhuận khác giảm 153,28%, tương ứng giảm 10,7 tỷ đồng do chi phí khác tăng 785,53%, tương ứng 10,3 tỷ đồng. Nguyên nhân, do Công ty mẹ ghi nhận bổ sung chi phí tổn thất từ hợp đồng hợp tác kinh doanh với CTCP Khám chữa bệnh Tâm An để đầu tư xây dựng và vận hành phòng khám đa khoa quốc tế tại Hà Nội.
Kết quả, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như lợi nhuận thuần và lợi nhuận khác đều giảm mạnh, dẫn tới lợi nhuận trước và sau thuế giảm lần lượt 400,45% và 434,45%.
Biến động giá cổ phiếu JVC
Báo cáo tài chính kiểm toán cho thấy JVC đã lỗ 2 năm liên tiếp với tổng lỗ luỹ kế 1.121,75 tỷ đồng, bằng 99,7% vốn điều lệ.
Phiên sáng nay, JVC được giao dịch quanh mức giá 4.850 đồng/cp, tức đã giảm 64% so với mức giả đỉnh 13.400 phiên 29/3.
Trước đó, ngày 14/6/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) đã ban hành đồng thời 2 quyết định về việc giữ nguyên diện kiểm soát của cổ phiếu CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) và đưa cổ phiếu công ty này vào diện cảnh báo.
Lý do JVC bị giữ nguyên diện kiểm soát là bởi tổ chức kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất trong 2 năm liên tiếp (2019 và 2020).
Về việc rơi vào diện cảnh báo, nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 31/3/2021 của JVC 1.091.8 tỷ đồng và kiểm toán tiếp tục đưa ra ý kiến ngoại trừ tại BCTC kiểm toán năm 2020.
Buồn như cổ đông JVC - SCR, đu giá trần - cổ phiếu giảm sàn, kết phiên lỗ ngay 14%
Lỗ nặng năm 2021, Y tế Việt Nhật (JVC) dự năm 2022 có lãi, cổ phiếu bất ngờ "tím lịm"