Sức khoẻ

4 loại thức ăn chứa nhiều giun sán nhất: Toàn món người Việt ăn nhiều, loại cuối cùng còn là đặc sản

Nhật Linh 02/11/2023 - 11:09

Có nhiều món ăn tưởng chừng như rất thơm ngon nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây giun sán cho người sử dụng.

Dưới đây là những món ăn chứa nhiều giun sán, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em cần tránh xa do hệ miễn dịch kém, việc ngăn chặn các tác nhân nhiễm khuẩn còn hạn chế.

Rau sống

Rau sống với các loại rau gia vị cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra các loại rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật.

Tuy nhiên, nếu được tưới bón phân tươi, phân bắc hay phân chuồng chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định… thì rau sống sẽ không đảm bảo vệ sinh. Nó sẽ là món ăn mang theo mầm bệnh khiến người ăn dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, mắc bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu.

Việc ngâm rau sống vào dung dịch thuốc tím loãng (thường là dung dịch thuốc tím 1%) hoặc nước muối loãng đều không đảm bảo vệ sinh vì không có tác dụng với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật giảm đi không đáng kể nếu không rửa lại nhiều lần.

rs

Ngoài ra, trên thị trường hiện có rất nhiều loại nước rửa rau quả, máy sục được quảng cáo có thể loại bỏ nhanh được các hóa chất độc hại trên bề mặt. Thành phần chính của các loại dung dịch này thường là nước khử ion, acid citric, sodium, hương liệu…

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), đây chỉ là các chất hoạt động bề mặt để lôi kéo toàn bộ các chất bẩn bám trên bề mặt rau, củ, quả như bụi bẩn, vi khuẩn, dư lượng thuốc trừ sâu… Đối với các chất độc như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích… đã bám sâu vào rau quả thì không một loại chất rửa rau quả nào có thể tẩy sạch.

Nếu nước rửa rau quả sử dụng các chất như nước khử ion… thì chỉ có tính chất sát trùng, sát khuẩn, chứ không có khả năng tẩy rửa. Còn nếu sử dụng các chất hóa học để tẩy rửa thì sẽ gây ra những tác hại xấu cho sức khỏe.

Để đảm bảo rau sạch, bạn cần nhặt lấy phần ăn được rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch rồi vớt rau vẩy ráo trước khi ăn. Tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy. Đây là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.

Ốc

Ốc là một trong những thực phẩm chứa nhiều kí sinh trùng nhất. Ốc có chứa các loại giun sán có thể sống ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể người. Một con ốc có thể có từ 3000 đến 6000 con kí sinh trùng khác nhau. Đặc biệt, ốc bươu, ốc sên có chứa kí sinh trùng Angiostrongylus cantonensis có thể gây ra viêm màng não.

Mẹo luộc ốc của các nhà hàng là 3 sôi 3 sấp, tức là 3 lần nước trào lên mặt vung thì bắc ra ngay, kẻo ốc chín kỹ, bị khô, khách hàng sẽ chê là không ngon. Tuy nhiên, với cách luộc ốc này, ốc không bao giờ được chín kỹ, thường là chỉ chín tới, chín tái.

ốc

Vì thế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần uộc ốc chín kỹ hơn và vệ sinh sạch sẽ trước khi chế biến, tránh rước họa vào thân, tuyệt đối không nên ăn ốc chín tái. Sau khi ăn, nếu có những triệu chứng bất thường như đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, đau mắt, sốt, tê cứng thì phải nhanh chóng đến bệnh viện.

Thịt trâu, bò

Ngày nay rất nhiều người ưa chuộng món thịt bò nhúng, tái mà không biết rằng bệnh sán dây bò cũng bắt nguồn từ những món ăn này. Loài sán này rất nguy hiểm, có thể sống trong cơ thể người 50 - 60 năm ở trong ruột, trong cơ, não, mắt...

Tỷ lệ trâu, bò nhiễm sán lá gan lớn từ 31 đến 98%. Bệnh có diễn biến cấp tính, gây đau bụng vùng gan, tổn thương gan, nguy hiểm đến tính mạng.

bò tái

Khi chúng ta ăn phải thịt trâu, bò có chứa các nang ấu trùng sán khi chưa được nấu chín, các ấu trùng này khi xâm nhập vào cơ thể, đi đến dạ dày, lớp màng ngoài của sán bị phá vỡ, lúc này đầu sán được giải phóng và tiếp tục bám vào niêm mạc ruột non, phát triển thành sán trưởng thành chỉ sau 2 - 3 tháng. Trường hợp nặng hơn có thể khiến cơ thể bị yếu cơ, sụt cân nghiêm trọng, thiếu máu và rối loạn thần kinh, ảnh hưởng tiêu cực tới hệ vi sinh vật đường ruột ở trong cơ thể.

Vì vậy, tuyệt đối không ăn thịt trâu, bò sống hoặc tái, chưa được nấu chín kỹ. Lưu ý ăn ngay sau khi nấu xong, tránh để lâu, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn khác xâm nhập.

Tiết canh

Tiết canh là một món ăn đặc sản của nhiều vùng miền, nhưng tiết canh chứa nhiều hiểm họa không tốt cho sức khỏe. BS Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết tiết canh chứa nhiều mầm bệnh, tăng nguy cơ nhiễm giun sán và gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, viêm não…

Chuyên gia nhấn mạnh rằng tiết canh không phải là thực phẩm giải nhiệt như nhiều người nghĩ. Ăn tiết canh mát không đồng nghĩa với việc chúng làm mát cơ thể vào mùa hè. Tiết canh lợn, dê, vịt... nói chung đều thực chất là máu sống và chứa nhiều mầm bệnh.

tiết c

Nhiều người có suy nghĩ rằng việc tự làm hoặc ăn tiết canh từ gia súc nuôi của mình sẽ không gây nhiễm giun sán, nhưng đó là quan niệm sai lầm. Do đó, cần phải đảm bảo ăn chín uống sôi để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

5 loại trái cây không nên ăn khi bị ốm kẻo rước độc vào người, thậm chí gây tử vong

Loại hạt được mệnh danh là 'thức ăn của các vị thần' đang khan hiếm nguồn cung, Việt Nam có tiềm năng lớn

Tupperware bùng nổ từ cuộc cách mạng bán hàng trực tiếp: Tại sao không thể duy trì thành công lâu dài?

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/4-loai-thuc-an-chua-nhieu-giun-san-nhat-toan-mon-nguoi-viet-an-nhieu-loai-cuoi-cung-con-la-dac-san-d110799.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    4 loại thức ăn chứa nhiều giun sán nhất: Toàn món người Việt ăn nhiều, loại cuối cùng còn là đặc sản
    POWERED BY ONECMS & INTECH