Theo quan niệm của người xưa, để năm mới thêm sung túc, những ngày đầu xuân mọi người lưu ý tránh làm 5 việc và tránh ăn 2 món này.
Theo quan niệm truyền thống, ngày đầu tiên của năm mới có ý nghĩa rất quan trọng, vừa là khoảnh khác chuyển giao từ năm này sang năm khác, vừa là khởi đầu của một năm mới. Có rất nhiều kiêng kỵ được áp dụng cho những ngày này nhằm tránh xui xẻo, chiêu tài hút lộc, cả năm ăn nên làm ra, gia đình an khang, thịnh vượng.
5 không làm vào ngày đầu năm mới
Cha ông ta vẫn thường có câu “có kiêng có lành” để mong cầu một năm mới thuận lợi, gặp nhiều may mắn chúng ta nên tránh không nên làm 5 việc sau.
Không nói lời xui xẻo
Ngày mùng 1 tháng Giêng là ngày đầu tiên của năm mới. Đó là ngày chia tay cái cũ và chào đón cái mới, ngày quan trọng nhất trong năm. Mọi người sẽ chú trọng sự may mắn và hòa thuận.
Mọi người gặp nhau nói những lời chúc tốt lành: "Chúc mừng năm mới", "Năm mới an khang thịnh vượng", "Cầu được ước thấy"... Không nên nói những lời không may mắn như chết, vỡ, hỏng, mệt, buồn, chán... Theo người xưa, những lời tiêu cực này không nên nói vào ngày đầu tiên của năm mới.
Nếu một đứa trẻ vô tình nói sai, thì người lớn cũng sẽ có lời nói để xí xóa đi...
Không cãi nhau
Người xưa có câu: "Hòa thuận sinh tài", "thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn"... Ngày đầu tiên của năm mới, gia đình nào cũng cần hưởng không khí vui vẻ, bình yên.
Cãi nhau là một việc rất dễ tổn thương, nó sẽ phá hỏng bầu không khí của năm mới và khiến mọi người cảm thấy tồi tệ. Và những người hàng xóm sẽ chê cười khi họ nghe thấy lời khắc khẩu. Nếu có chuyện gì, chúng ta cứ bình tĩnh mà nói cho rõ ràng, không cần nổi xung, càng không cần "động chân động tay".
Không đánh vỡ
Ngày đầu tiên của năm mới là cần yên bình và niềm vui. Làm vỡ đồ rõ ràng sẽ phá hủy bầu không khí tươi đẹp này. Vì vậy vào ngày đầu tiên của năm mới, hãy cẩn thận khi di chuyển đồ đạc, bê bát, cốc, chén...
Nếu chẳng may làm rơi vỡ, nhất định phải nhanh chóng nói "hàng năm bình an", "cả năm may mắn"... để hóa xui thành may.
Không chạm vào kim, kéo
Theo quan niệm dân gian, vào 3 ngày đầu năm mới, các gia đình nên tránh động đến kim chỉ, đặc biệt là tránh khâu vá vào những ngày đầu năm này. Vì người xưa quan niệm rằng, việc sử dụng kim chỉ để may vá vào những ngày đầu năm mới sẽ khiến gia chủ khó có một năm đủ đầy mà luôn phải lấy trước vá sau, dễ gặp khó khăn vất vả.
Không đổ nước ra ngoài
Theo người xưa, nước là "của cải chính". Nếu đổ nước vào ngày đầu tiên của năm mới có nghĩa là của cải đổ hết. Để nước không bị đổ ra ngoài, người ta cũng chú ý không giặt quần áo, không tắm rửa vào ngày đầu năm để tránh đổ tài lộc ra ngoài.
2 không ăn trong ngày đầu tiên của năm mới
Không ăn cháo trắng
Người xưa quan niệm, độ loãng của cháo có nghĩa là "mỏng", "bớt", thậm chí là nghèo nàn, tồi tàn. Ngày đầu năm mới, người ta ai cũng mong được "phú quý" và "phúc lành", vì vậy trong ngày đầu năm mới cần ăn những món ngon để cầu may mắn, vạn sự như ý.
Ngoài ra, cháo trắng cũng là món không thể thiếu được khi cúng cô hồn. Dân gian quan niệm ăn cháo trắng vào ngày mùng 1 đầu năm sẽ khiến ma quỷ nghĩ rằng bạn đang giành ăn với họ nên sẽ đến quấy phá khiến bạn gặp nhiều tai ương.
Không ăn đồ "xui xẻo"
Món ăn kiêng kỵ mùng 1 Tết thì tùy vào từng vùng miền sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trong năm mới, để tránh đen đủi cả năm thì người dân 3 cả miền trên cả nước đều kiêng ăn món mực, ăn thịt chó. Một số người cũng kiêng ăn thịt vịt, cá mè, tôm, mắm tôm, chuối, sầu riêng... Họ cho rằng ăn các loại thịt này sẽ đen đủi cả năm.
Đầu năm tết đến gia đình xum họp là một điều may mắn, phước lành chính vì thế món hột vịt lộn sẽ bị "loại trừ" ra khỏi thực đơn vào ngày đầu năm.
Dù vậy, trên thực tế vẫn chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh được nếu “lỡ” làm những điều trên sẽ đem lại ảnh hưởng không tốt tới mọi người. Tuy nhiên, như các cụ vẫn thường nhắc rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì vậy nhiều gia đình hiện nay vẫn giữ những tập tục truyền thống này như một lời mong cầu cho năm mới bình an, mọi sự cát lành và may mắn sẽ đến với các thành viên trong gia đình.