Tổng Giám đốc AEON Việt Nam vừa nhấn mạnh việc tăng cường cải tiến mô hình phù hợp cho các chuỗi kinh doanh; mở mới các siêu thị vừa và nhỏ,... từng bước đưa AEON Việt Nam thành thị trường trọng điểm tại Đông Nam Á.
Làm quen với thay đổi tiêu dùng
Sự thay đổi nhanh chóng về hành vi mua sắm của người tiêu dùng sau đại dịch đòi hỏi các doanh nghiệp bán lẻ phải chuyển đổi để thích ứng và phát triển trong bối cảnh mới.
Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 đang dần hồi phục sau thời kỳ Covid kéo dài. Số lượng khách đến trung tâm mua sắm tăng 10% so với giai đoạn trước Covid-19.
Giám đốc Furusawa Yasuyuki nhận định, kinh tế Việt Nam đang dần hồi phục. Dự kiến khi Việt Nam mở cửa đón khách du lịch, tình hình kinh tế sẽ có dấu hiệu khởi sắc. Với tốc độ tăng GDP được Chính phủ dự đoán vào khoảng 6 - 6,5% trong năm nay, AEON Việt Nam hy vọng sẽ lấy lại mức tăng trưởng của mình như trước Covid-19.
Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, thói quen tiêu dùng và tâm lý khách hàng dần thay đổi. Lượng lớn khách hàng chỉ đi trung tâm mua sắc vào ban ngày, buổi tối rất ít khách. Tần suất mua sắm cũng giảm nhiều nhưng số lượng sản phẩm mỗi lần mua lại tăng bởi người tiêu dùng hiện nay có thói quen lựa chọn mua sắm trực tuyến và thanh toán bằng thẻ ngân hàng.
Tập đoàn AEON cũng đưa ra nhiều định hướng và kế hoạch bởi những thay đổi của người tiêu dùng buộc ngành bán lẻ phải có những thay đổi để đáp ứng và phát triển. Năm 2022, nền kinh tế sẽ chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt của các nhà bán lẻ.
Với các trung tâm mua sắm lớn, AEON Việt Nam sẽ tập trung nâng cao trải nghiệm khách hàng, cung cấp các dịch vụ tốt hơn và đa dạng phương thức bán hàng để chuẩn bị cho bước phát triển trong tương lai.
Với lĩnh vực siêu thị vừa và nhỏ, doanh nghiệp cho phát triển chuỗi siêu thị AEON MaxValu tại Hà Nội, hiện tại đã có 7 siêu thị và sẽ đạt 20 siêu thị trong năm nay. Với hệ thống siêu thị AEON Citimart, nhà bán lẻ Nhật Bản tiến hành đổi mới, nâng cấp và đồng thời tiếp tục tìm địa điểm để mở mới các siêu thị.
Song song mở rộng mạng lưới điểm bán, AEON Việt Nam cũng tập trung phát triển các sản phẩm nhãn hàng riêng, mang đặc trưng của AEON. Kênh thương mại điện tử cũng sẽ được đẩy mạnh trong năm nay.
Hiện tại, AEON có 6 trung tâm mua sắm quy mô lớn, trong đó, AEON Mall Hải Phòng được đưa vào hoạt động cuối năm 2020. Tăng trưởng trung bình của AEON Việt Nam đạt 10-15%/ năm vào thời điểm trước dịch Covid-19.
Vì vậy, lãnh đạo AEON Việt Nam xác định mục tiêu hàng đầu của năm nay là lấy lại mốc tăng trưởng bằng với trước thời kỳ dịch Covid-19, nếu không sẽ khó làm đà tăng trưởng cho tương lai.
Chiến dịch thử nghiệm, đánh giá và đổi mới
Ông Furusawa khẳng định: “Tăng sự hiện diện, nâng cao độ nhận biết, sự yêu thích và lựa chọn của khách hàng với thương hiệu là mục tiêu lớn nhất của AEON Việt Nam.
Tập đoàn AEON xác định Việt Nam là thị trường trọng điểm nhất ngoài Nhật Bản để tập trung đầu tư và phát triển. Định hướng này nằm trong chiến lược kinh doanh trung hạn của Tập đoàn AEON tầm nhìn đến 2025.
AEON dự tính mở rộng thị trường tại Việt Nam, đến năm 2030, 30 trung tâm mua sắm sẽ ra đời tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế và Hải Phòng.
Công ty AEON đang xem xét phát triển các trung tâm và siêu thị có quy mô nhỏ hơn. Citimart ở TP HCM, AEON sẽ nâng cấp các địa điểm sẵn có và mở thêm điểm bán với mô hình mới. Chuỗi AEON MaxValu ở Hà Nội sẽ hướng đến xây dựng mạng lưới 100 siêu thị vào năm 2025. Trên thực tế, các siêu thị Citimart tại khu vực TP Hồ Chí Minh sau đổi mới đã tăng khoảng 20% doanh thu.
Khi làm việc tại Nhật Bản, ông Furusawa Yasuyuki giữ chức CEO của My Basket - chuỗi siêu thị nhỏ của Tập đoàn AEON có tiếng ở các thành phố lớn như Tokyo, Kanagawa... chuyên cung cấp thực phẩm và phục vụ bữa ăn hàng ngày. Trong hai năm công tác, ông đã góp phần đưa chuỗi siêu thị này đạt mốc 1.000 điểm bán.
Với mô hình kinh doanh nhỏ và vừa, AEON Việt Nam chọn cách tích cực thử nghiệm, đánh giá và đúc kết kinh nghiệm để đổi mới cho từng chuỗi mô hình bán lẻ. Chiến lược sẽ được áp dụng tới khi doanh nghiệp tìm được mô hình phù hợp để đẩy mạnh kinh doanh.
Kỳ vọng biến Việt Nam thành thị trường trọng điểm của khu vực Đông Nam Á
Vì Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao tại châu Á. Nên Việt Nam được chọn làm thị trường trọng điểm. AEON đã có khảo sát, nghiên cứu và hợp tác thử nghiệm một vài thương vụ trước khi chào sân chính thức với trung tâm mua sắm tại Tân Phú (TP HCM) và nhận được đánh giá tốt.
Ông Furusawa Yasuyuki cho biết: “ Nền kinh tế chung của Việt Nam sẽ được tăng trưởng trong tương lai nhờ các hoạt động bán lẻ của AEON. Tại Nhật Bản, chúng tôi đã có mức tăng trưởng vượt bậc và sẽ vận dụng kinh nghiệm vốn có vào thị trường Việt Nam".
Trong giai đoạn dịch bệnh, ảnh hưởng tiêu cực xuất hiện ở nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Nên khi cân nhắc, lãnh đạo tập đoàn vẫn cho rằng đầu tư tại Việt Nam rất thuận lợi. Với tốc độ hồi phục thị trường và sự thay đổi mức sống của người dân hiện nay, việc AEON tập trung đầu tư phát triển vào thị trường Việt Nam rất thích hợp.
Ngoài đẩy mạnh kinh doanh bán lẻ, ông Furusawa cho biết hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm Việt cũng là ưu tiên của AEON. Giám đốc AEON Việt Nam nhấn mạnh sẽ tích cực hợp tác với địa phương, doanh nghiệp nội địa để phát triển các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Công ty đã thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển có nhiệm vụ cùng nhà sản xuất đưa ra nhiều sản phẩm phù hợp và chất lượng.
Với kế hoạch tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển thị trường Việt Nam, biến Việt Nam trở thành công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán là mục tiêu dài hạn nên định hướng này chưa được thực hiện ngay trong năm 2022 bởi doanh nghiệp cần thêm thời gian để chuẩn bị triển khai kế hoạch trên trong đó phải đáp ứng các quy định, yêu cầu và chính sách của Chính phủ Việt Nam đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như AEON.