Bắc Ninh giải ngân vốn đầu tư công cho các dự án giao thông trọng điểm

10-06-2023 06:22|Lê Minh

Hiện nay, tiến độ thực hiện của các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang gặp nhiều khó khăn.

Trong năm 2023, Ban Quản lý dự án xây dựng giao thông (Sở Giao thông vận tải) được phân bổ và sử dụng vốn 2.545 tỷ đồng cho 21 dự án. Đến nay, giá trị giải ngân đạt 395 tỷ đồng, đạt hơn 15% kế hoạch.

Theo Ban quản lý dự án Sở Giao thông vận tải: với các dự án chuyển tiếp, khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là công tác giải phóng mặt bằng, đơn giá vật liệu (cát, đá, sỏi) tăng cao; các dự án chuẩn bị đầu tư, khởi công mới gặp nhiều vướng mắc về thủ tục pháp lý, phải chờ xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội.

Ban Quản lý dự án xây dựng giao thông tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ một số dự án theo đúng kế hoạch: dự án Cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành; dự án đường dẫn phía Bắc; dự án ĐT.278 đoạn quốc lộ 18; phối hợp với các sở, ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn vướng mắc để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công; hoàn thiện hồ sơ pháp lý đối với các dự án còn vướng mắc để khi có ý kiến của Chính phủ, Quốc hội trình cấp thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo; khởi công các dự án đủ điều kiện thực hiện trong quý 2/2023.

Bắc Ninh giải ngân vốn đầu tư công cho các dự án giao thông trọng điểm

Các sở, ngành, địa phương báo cáo tiến độ giải phóng mặt bằng liên quan đến các dự án BT, đường tỉnh 295B, Vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội, Cầu Nét Yên Phong… Kiến nghị tỉnh có giải pháp quyết liệt hơn nữa trong giải phóng mặt bằng, đền bù đất, tài sản trên đất để người dân đồng thuận tiếp tục triển khai dự án .

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, công trình giao thông trọng điểm, song tiến độ thực hiện ở nhiều dự án vẫn còn rất chậm, công tác giải phóng mặt bằng kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Trước tình hình này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các ngành, địa phương cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong công tác giải phóng mặt bằng, chủ động theo thẩm quyền giải quyết công việc hiệu quả, bảo đảm đúng trình tự, quy định của pháp luật.

Đặc biệt quan tâm đến đơn giá đền bù; đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất… các địa phương cần xác định vị trí, đề xuất cơ sở xây dựng hỗ trợ, giới thiệu địa điểm tái định cư thuận lợi theo phương châm khu tái định cư phải có lợi hơn hoặc ngang bằng với vị trí đất ở cũ bị thu hồi, tạo đồng thuận của người dân khi thực hiện giải phóng mặt bằng xây dựng các dự án.

iên quan đến nguồn gốc lịch sử đất đai cần vận dụng tối đa chính sách đền bù, trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hộ, bảo đảm đúng trình tự, quy định của pháp luật. Đối với phần diện tích đất nông nghiệp, đất bán trái thẩm quyền, giao Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, thống kê, nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh có cơ chế đền bù, hỗ trợ khác ,tạo sự đồng thuận của người dân trong đền bù giải phóng mặt bằng đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông.

Về giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội yêu cầu các địa phương liên quan thực hiện đúng thời gian Quốc hội, Chính phủ giao và Biên bản ký kết giữa 3 tỉnh: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên.

Bắc Ninh thu hồi hơn 280ha đất

Long An: Khu đô thị hơn 28.000 tỷ đồng ráo riết tìm chủ

Bắc Giang điều chỉnh tổng mức đầu tư cụm công nghiệp Yên Dũng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/bac-ninh-giai-ngan-von-dau-tu-cong-cho-cac-du-an-giao-thong-trong-diem-187005.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Bắc Ninh giải ngân vốn đầu tư công cho các dự án giao thông trọng điểm
POWERED BY ONECMS & INTECH