Kiến thức

Bài toán khó nhất thế giới đi vào kỷ lục Guinness, suốt 300 năm không ai giải được

Linh Chi 22/08/2024 08:01

Không ai thành công trong việc chứng minh hoặc bác bỏ tính hợp lệ của giả thuyết này trong gần 300 năm qua.

Trong lĩnh vực toán học, các bài toán về số nguyên tố luôn được đánh giá cao về độ khó. Thậm chí chỉ với một giả thuyết nhìn qua có vẻ đơn giản nhưng lại khiến các nhà toán học thế giới phải đau đầu. Trong đó, có những giả thuyết phải mất hàng trăm năm vẫn chưa thể chứng minh thành công.

Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận bài toán khó nhất thế giới là giả thuyết của Christian Goldbach (1690-1764) - một nhà toán học người Nga, đưa ra vào năm 1742.

Goldbach cho rằng, tất cả các số nguyên tố lớn hơn 2 là tổng của 3 số nguyên tố. Ảnh: Internet

Goldbach cho rằng, tất cả các số nguyên tố lớn hơn 2 là tổng của 3 số nguyên tố. Ảnh: Internet

Theo đó, vào ngày 7/6/1742, Christian Goldbach đã viết một bức thư gửi người đồng nghiệp Leonhard Euler, trong đó ông đề cập đến một giả thuyết liên quan đến lý thuyết số. Giả thuyết này được phát biểu như sau: Tất cả các số nguyên lớn hơn 2 đều là tổng của ba số nguyên tố.

Công ty Faber and Faber của Anh đã từng đặt giải thưởng lên đến 1 triệu USD cho người giải tìm ra phương pháp chứng minh Giả thuyết Goldbach trong khoảng thời gian từ ngày 20/3/2000 đến ngày 20/3/2002. Mặc dù giải thưởng rất hấp dẫn nhưng không ai có thể giành được vì bài toán quá hóc búa.

Trong gần 300 năm qua, người tiếp cận gần nhất với lời giải cho bài toán có vẻ đơn giản này là nhà toán học Terence Tao của Đại học California ở Los Angeles, Mỹ. Ông đã chứng minh rằng mỗi số lẻ có thể được biểu diễn là tổng của tối đa năm số nguyên tố và hy vọng có thể giảm từ năm xuống ba để “chiến thắng tuyệt đối” giả thuyết Goldbach trong tương lai.

Christian Goldbach và bài toán suốt gần 300 năm chưa có lời giải.

Christian Goldbach và bài toán suốt gần 300 năm chưa có lời giải.

Christian Goldbach là viện sĩ viện hàn lâm khoa học Saint Petersburg, nhà toán học lỗi lạc của thế kỷ 18 với những công trình liên quan đến phương trình vi phân. Bài toán đã đưa tên tuổi của ông nổi tiếng suốt hàng trăm năm qua.

Ông sinh ra trong gia đình có cha là Bộ trưởng Giáo hội Tin lành tại Koenigsberg. Lớn lên, ông trở thành giáo viên, gia sư riêng cho một hoàng tử. Trong quá trình làm gia sư, ông đã có cơ hội gặp nhiều nhà toán học nổi tiếng. Một người trong số đó là Gottfried Leibniz. Đó là cơ duyên đưa Christian Goldbach đến với Học viện Saint Petersburg.

>>Bài toán giúp 'thần đồng' Toán học duy nhất Việt Nam đạt giải đặc biệt Olympic Toán quốc tế được khen ngợi có 'lời giải đẹp', đạt điểm tuyệt đối 40/40

'Thiên tài' Toán học trẻ nhất Việt Nam giành Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế khi chưa tròn 15 tuổi, 45 tuổi được Pháp phong hàm giáo sư đặc biệt

Giáo sư Toán học duy nhất của Việt Nam mang hàm cấp Tướng Công an, sở hữu 3 bằng Kỹ sư, 2 bằng Tiến sĩ

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/bai-toan-kho-nhat-the-gioi-di-vao-ky-luc-guinness-suot-300-nam-khong-ai-giai-duoc-d131036.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Bài toán khó nhất thế giới đi vào kỷ lục Guinness, suốt 300 năm không ai giải được
POWERED BY ONECMS & INTECH