Bất ngờ nhận được 3 cảnh báo này, tài khoản Zalo có thể đang bị hacker tấn công
Mặc dù Zalo liên tục được update để tăng tính bảo mật nhưng nếu không thận trọng, nguy cơ tài khoản bị kiểm soát là rất cao.
Zalo là một ứng dụng OTT (Over The Top - cung cấp nội dung cho người dùng thông qua nền tảng Internet, mà không có sự can thiệp của nhà cung cấp dịch vụ hay cơ quan quản lý nào). Ứng dụng này được phát triển và vận hành bởi Công ty Cổ phần VNG (trước đây là Vinagame).
Nguyên nhân khiến tài khoản Zalo bị mất quyền kiểm soát
Một số ý kiến cho rằng việc chia sẻ vị trí hoặc gửi định vị trên Zalo là lý do chính. Tuy nhiên, tính năng này được đảm bảo là rất an toàn và không gây ra việc tài khoản bị hack.
Các nguyên nhân phổ biến khiến tài khoản Zalo mất quyền kiểm soát bao gồm:
- Người dùng quên đăng xuất khi đăng nhập vào một thiết bị công cộng khác.
- Vô tình bấm vào đường link độc có chứa virus mà không hề hay biết nó gây hại.
- Số điện thoại, gmail dùng để đăng ký tài khoản Zalo bị mất.
Khi phát hiện vấn đề với tài khoản của người dùng, Zalo sẽ gửi cảnh báo. Tùy vào từng loại thông báo, người dùng cần xử lý đúng cách để tránh mất tài khoản. Theo Zalo, họ cung cấp 3 cách cảnh báo khác nhau với 2 trường hợp xử lý cho mỗi cách để người dùng ứng phó kịp thời.
3 kiểu thông báo người dùng cần lưu ý
Cảnh báo 1: Có phải bạn vừa yêu cầu mã kích hoạt?
Bạn nhận được cảnh báo này khi Zalo nhận được yêu cầu mã kích hoạt để đăng nhập vào tài khoản của bạn trên một thiết bị lạ.
Trường hợp 1: Nếu không phải bạn
- Bấm "Kiểm tra bảo mật" để vào trang Kiểm tra bảo mật của Zalo.
- Bấm "Không phải tôi" để bắt đầu xử lý vấn đề bảo mật.
- Bấm "Chặn ngay" để chặn mã kích hoạt do thiết bị lạ yêu cầu.
- Nếu bạn không còn sử dụng SIM số điện thoại đã đăng ký tài khoản Zalo, bấm "Đổi số điện thoại" để đổi số mới.
Trường hợp 2: Nếu đúng là bạn
- Bấm "Kiểm tra bảo mật" để vào trang Kiểm tra bảo mật của Zalo.
- Bấm "Đây là tôi" để tắt cảnh báo này.
Cảnh báo 2: Có phải bạn đang muốn đăng nhập?
Bạn nhận được cảnh báo này khi tài khoản của bạn đang được đăng nhập trên thiết bị lạ và kích hoạt câu hỏi bảo mật của Zalo.
Trường hợp 1: Nếu không phải bạn
- Bấm "Kiểm tra bảo mật" để vào trang Kiểm tra bảo mật của Zalo.
- Bấm "Không phải tôi" để bắt đầu xử lý vấn đề bảo mật.
- Bấm "Chặn ngay" để chặn thiết bị lạ đăng nhập.
- Bấm "Đổi mật khẩu" để đổi mật khẩu cho tài khoản Zalo của bạn.
Trường hợp 2: Nếu đúng là bạn
- Bấm "Kiểm tra bảo mật" để vào trang Kiểm tra bảo mật của Zalo.
- Bấm "Đây là tôi" để tắt cảnh báo này.
Cảnh báo 3: Có phải bạn vừa đăng nhập?
Bạn nhận được cảnh báo này khi tài khoản của bạn đã được đăng nhập trên thiết bị lạ.
Trường hợp 1: Nếu không phải bạn
- Bấm "Kiểm tra bảo mật" để vào trang Kiểm tra bảo mật của Zalo.
- Bấm "Không phải tôi" để bắt đầu xử lý vấn đề bảo mật.
- Bấm "Đăng xuất ngay" để đăng xuất tài khoản khỏi thiết bị lạ.
- Bấm "Báo xấu" để báo xấu thiết bị lạ.
Trường hợp 2: Nếu đúng là bạn
Bấm "Kiểm tra bảo mật" để vào trang Kiểm tra bảo mật của Zalo.
- Bấm "Đây là tôi" để tắt cảnh báo này.
Ngoài các tin nhắn từ bạn bè và người thân, đôi khi sẽ xuất hiện những tin nhắn không rõ nguồn gốc mà nhiều người dùng Zalo đã phản ánh. Bạn nên cẩn thận trước khi mở những tin nhắn này, tốt nhất là không nên nhấp vào chúng. Nếu không may, thông tin cá nhân của bạn có thể bị đánh cắp.
Trước khi mở một tin nhắn hoặc nhấp vào liên kết, hãy kiểm tra kỹ người gửi và xem nội dung có liên quan đến bạn hay không. Nếu bạn không quen biết người gửi hoặc tin nhắn, liên kết không có liên quan đến bạn, hãy cẩn thận và đừng mở nó.
>> Bộ Công an vô hiệu hóa hơn 400.000 website, tài khoản mạng xã hội nghi vấn lừa đảo