Bên trong đường hầm bí mật dài 100m nằm trong khuôn viên ngôi đình có tuổi đời hơn 1.000 năm cổ bậc nhất Nam Bộ

11-04-2024 15:06|Thùy Dung

Đường hầm này từng được sử dụng với mục đích là nơi trú ẩn, thoát thân và cất giữ lương thực, vũ khí cho bộ đội.

Đình Phong Phú nằm trên con đường cùng tên ở phường Tăng Nhơn Phú B, TP. Thủ Đức, TP. HCM. Đình thờ Thành hoàng theo tục thờ thần của người Việt Nam.

Theo trung tâm văn hóa TP. Thủ Đức, đình Phong Phú được xây dựng vào năm 1880. Đây được xem là ngôi đình cổ bậc nhất miền Nam. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đình Phong Phú vẫn giữ được vẻ đẹp uy nghiêm và cổ kính.

Đình Phong Phú có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi tọa lạc tại TP. HCM

Đình Phong Phú có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi tọa lạc tại TP. HCM

Đình mang phong cách truyền thống của miền Nam, với các hạng mục chính theo trục dọc như cổng tam quan, vỏ ca, tiền điện, chánh điện. Đối xứng qua trục chính bên phải là nhà truyền thống, trái là nhà rửa rau quả.

Đình Phong Phú không chỉ là nơi thờ cúng thần của làng, mà còn là căn cứ cách mạng quan trọng trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Theo lời kể của các cụ quản lý đình, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), lực lượng thanh niên tiền phong của làng Phong Phú đã tuyên thệ thành lập tại đình Phong Phú. Lực lượng này ngày đêm luyện tập trong khuôn viên đình và phát triển thành lực lượng bộ đội địa phương.

Đình Phong Phú trở thành nơi ẩn náu, cung cấp lương thực, thực phẩm và vũ khí cho bộ đội. Cũng chính ngôi đình này, bộ đội địa phương xuất phát tấn công nhiều đồn giặc Pháp. Đến thời kỳ chống Mỹ (1954 - 1975), đình Phong Phú tiếp tục là nơi tập trung bộ đội và là điểm dừng chân của cán bộ cách mạng của vùng Thủ Đức.

Đường hầm bên dưới đình Phong Phú từng là nơi ẩn náu của bộ đội ta

Đường hầm bên dưới đình Phong Phú từng là nơi ẩn náu của bộ đội ta

Dưới sự che chở của nhân dân và sự ủng hộ của ban Hội đình, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã ẩn nấp trong hầm bí mật của đình để hoạt động xây dựng phong trào cách mạng.

Được biết, hầm bí mật ở đình Phong Phú là sáng kiến của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Bá. Căn hầm bí mật được đặt ngay dưới bàn thờ ở chánh điện, là điểm đặc biệt làm nên dấu ấn riêng cho đình Phong Phú. Nhưng căn hầm bí mật này chỉ được ban quản lý mở vào các ngày lễ, tết.

Lối xuống hầm hình tròn, được ngụy trang thành miệng cống nhà tắm, rộng khoảng 40cm, chỉ đủ một người lớn chui lọt. Hầm có bậc thang đi xuống, sâu khoảng 2m.

Hầm dài gần 100m, rộng khoảng 50cm, vừa đủ một người đi, độ cao từ 1,5 đến 1,7m. Xung quanh hầm trát xi măng kiên cố. Giữa hầm là khu vực rộng khoảng 2m2, có xây bậc để ngồi, nghỉ ngơi, hội họp bí mật hoặc cất giữ vũ khí.

Lối xuống hầm được đặt giữa rừng, trước đây được ngụy trang để khó phát hiện

Lối xuống hầm được đặt giữa rừng, trước đây được ngụy trang để khó phát hiện

Phía bên trên nóc hầm có các lỗ thông hơi nhỏ, bên ngoài nguỵ trang bằng ụ mối. Thành hầm có gắn các móc sắt để treo võng nghỉ ngơi trong khi trú ẩn. Một lỗ thông hơi trong rừng cây, hiện đã được xây gạch kiên cố để tiện tham quan, bảo tồn. Lối thoát hầm dẫn ra khu rừng cây rậm rạp, cách đình khoảng 100m.

Ông Trường An - một cao niên trong vùng tới thăm đình Phong Phú hồi tưởng lại, ngày ấy mỗi khi địch phục kích để bắt cán bộ, người dân lại đốt một ngọn đèn hoặc một bó nhang lớn nơi bàn thờ thiên ở cổng vườn để làm hiệu cho cán bộ biết trốn vào bên trong.

Nếu nguy cấp, cán bộ sẽ chui xuống hầm để thoát ra ngoài rừng. Nhờ vậy, nhiều lần quân giặc truy quét nhưng cán bộ đã thoát thân an toàn.

Bộ phận thông hơi của căn hầm đặc biệt

Bộ phận thông hơi của căn hầm đặc biệt

Một sự kiện lịch sử khác cũng được nhắc đến, đó là vào năm 1946, chi đội 6 của đại đội 15 của làng Phong Phú đã lập chiến công tiêu diệt được tên chỉ huy có tên Phá “Ách râu” và đánh bị thương bọn lính lê dương ở bót Dây Thép.

Nhưng ngay sau đó, quân Pháp đã hèn hạ trả thù, sát hại 44 người dân làng vô tội trước cổng đình Phong Phú. Đây là sự kiện đau thương, càng làm khơi dậy tinh thần yêu nước của nhân dân làng Phong Phú thời ấy. Năm 1948, dân làng hưởng ứng chủ trương tiêu thổ kháng chiến đã kéo đổ đình, không cho giặc Pháp làm nơi trú ngụ.

Hiện nay, căn hầm bí mật tại đình Phong Phú đã được cải tạo và xây dựng kiên cố dựa trên nguyên mẫu ban đầu. Hằng năm, người dân tứ phương vẫn thường xuyên ghé thăm đình Phong Phú vào các ngày mùng Một, ngày rằm, đặc biệt là lễ Kỳ Yên (lễ cầu an) - lễ tế thần Thành hoàng lớn nhất trong năm của một ngôi đình thờ nhân thần ở Nam Bộ.

>> Cổ tự 400 năm tuổi toạ lạc tại ngọn núi cao 82m, được xếp hạng Danh thắng cấp Quốc gia

Ngôi đình nghìn năm duy nhất được chọn in trên tiền Việt Nam, toạ lạc trên vùng đất có 5 di sản được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Ngôi đình có kiến trúc độc đáo bậc nhất xứ Thanh: Được xây dựng từ đời vua Gia Long, tọa lạc trên nền đất thiêng nơi phát tích của một vương triều nổi tiếng

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ben-trong-duong-ham-bi-mat-dai-100m-nam-trong-khuon-vien-ngoi-dinh-co-tuoi-doi-hon-1000-nam-co-bac-nhat-nam-bo-d120184.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Bên trong đường hầm bí mật dài 100m nằm trong khuôn viên ngôi đình có tuổi đời hơn 1.000 năm cổ bậc nhất Nam Bộ
    POWERED BY ONECMS & INTECH