Sống

Bí ẩn về loài 'quái ngư' dưới lòng sông Dương Tử: Dài tới 8m, nặng hơn 600kg, là loài cá cổ đã có tuổi thọ hàng trăm năm

Quỳnh Châu 19/01/2024 16:15

Con sông này không chỉ có một loài "quái ngư" với kích thước khổng lồ như vậy.

Sông Dương Tử có chiều dài khoảng 6.380km, là con sông dài nhất châu Á và dài thứ 3 trên thế giới, sau sông Amazon ở Nam Mỹ và sông Nile ở châu Phi. Con sông này là khởi nguồn của nhiều thành phố hơn bất kỳ con sông nào khác trên thế giới. Sông di chuyển qua các khu vực khác nhau của Trung Quốc, trong đó có Thanh Hải, Tây Tạng, Vân Nam, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, An Huy, Giang Tô và Thượng Hải. Có thể nói, nước sông Dương Tử nuôi sống một nửa dân số Trung Quốc.

Không chỉ vậy, sông Dương Tử còn có đa dạng sinh học phong phú và là môi trường sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm, đặc biệt, nơi này từng xuất hiện nhiều loài cá khổng lồ đặc trưng như cá heo baiji, cá mái chèo, cá heo không vây, cá tầm...

Con cá nheo khổng lồ bị bắt trên sông Dương Tử. Ảnh: Sohu

Con cá nheo khổng lồ bị bắt trên sông Dương Tử. Ảnh: Sohu

Theo truyền thuyết, một nàng công chúa Trung Quốc chuẩn bị được gả cho một người đàn ông mà nàng không hề có tình cảm. Vì dám cãi lại lời cha và không đồng ý với cuộc hôn nhân sắp đặt này, nàng bị nhà vua đẩy xuống sông Dương Tử.

Nhưng vị thần sông vì cảm thương nàng công chúa, đã cho nàng tái sinh thành một con cá heo. Và trong cả thiên niên kỷ, loài cá trong truyền thuyết này đã được người dân gọi là "nữ thần sông Dương Tử".

Cá heo baiji, loài vật đặc hữu sống ở hạ lưu sông Dương Tử. Ảnh: AFP

Cá heo baiji, loài vật đặc hữu sống ở hạ lưu sông Dương Tử. Ảnh: AFP

Mặc dù vậy, chỉ trong vòng 4 thập kỷ qua, loài cá này đã biến mất. Trung Quốc trải qua giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, ngư dân tăng cường đánh bắt cá khiến cá heo baiji không còn thức ăn, tàu thuyền qua lại đông đúc khiến nó bị thương khi bơi trên mặt nước và nhiều lần mắc vào lưới đánh cá.

Cuối cùng, những chất thải công nghiệp đổ ra sông đã định đoạt số phận của "nữ thần". Cá heo sông Dương Tử chính thức được tuyên bố tuyệt chủng vào năm 2006, trở thành loại cá heo đầu tiên trên thế giới tuyệt chủng do hoạt động của con người.

Tiền lệ khủng khiếp này cũng xảy ra với những loại cá khác. Trên thực tế, sông Dương Tử từng có nhiều con cá nặng tới 90kg. Vào năm 2018, một ngư dân từng bắt được một con cá nheo dài 1,5m, nặng hơn 50kg. Tuy nhiên, đây không phải là con cá lớn nhất được tìm thấy ở khu vực này.

Một con cá tầm lớn chết trên sông Dương Tử năm 2007. Ảnh: Reuters

Một con cá tầm lớn chết trên sông Dương Tử năm 2007. Ảnh: Reuters

Vào năm 1931, các ngư dân đã bắt được một con "quái ngư" dài tới 8m và nặng tới hơn 600kg, 4 người vác không xuể. Đó là một con cá tầm trắng sông Dương Tử. Cá tầm trắng sông Dương Tử hay còn gọi là cá tầm mũi thìa, từ lâu được mệnh danh là "vua của các loài cá nước ngọt ở Trung Quốc".

Cá tầm là một trong những loại cá cổ nhất hiện còn tồn tại. Loài cá này có thể lớn tới 8m, rất nhạy cảm với tiếng ồn trên sông. Thịt của cá tầm sông Dương Tử được coi là một đặc sản ở Trung Quốc và loài cá này cũng được đánh bắt như nguồn cung cấp trứng cá muối.

Vào đầu thập niên 1980, nó được xem là loài nguy cấp và cấm đánh bắt thương mại do số lượng giảm mạnh. Từ năm 1996, cá tầm sông Dương Tử được IUCN liệt kê như một loài cực kỳ nguy cấp.

Những loài cá trên là loài đặc hữu của sông Dương Tử. Năm 1991, Trung Quốc ước tính có khoảng 2.500 cá thể đang sống ở lưu vực sông Dương Tử, nhưng tới nay số lượng chỉ còn khoảng 1.000 con - ít hơn quần thể gấu trúc Trung Quốc.

Nguyên nhân được cho là do số dân sống và làm việc trong khu vực lưu vực sông Dương Tử quá lớn gây nên áp lực không nhỏ lên dòng sông. Cùng với đó, việc xây dựng đập Tam Hiệp và các dự án đập lớn nhỏ khác, dẫn đến việc môi trường sống của các loài cá sông Dương Tử ngày càng bị thu hẹp.

Trung Quốc thả cá tầm xuống sông Dương Tử. Ảnh: Tân Hoa Xã

Trung Quốc thả cá tầm xuống sông Dương Tử. Ảnh: Tân Hoa Xã

Sau nhiều thập kỷ bị khai thác quá mức, các loài cá trên con sông này như cá heo sông, cá tầm, cá mái chèo… đã bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng. Do đó, lệnh cấm đánh bắt cá 10 năm trên sông Dương Tử được ban hành nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và số lượng cá trên sông giảm mạnh. Hiện nay, các nhà khoa học Trung Quốc đang nỗ lực nuôi những loài cá bị tuyệt chủng ở sông Dương Tử rồi thả chúng về với tự nhiên.

>> Con sông 6km ngắn nhất Việt Nam nhưng là vàm sông rộng nhất Tây Nam Bộ, dòng nước 'chảy đứt đuôi xà' và huyền thoại về nghiệt súc ẩn mình dưới lòng sông

Dòng sông bí ẩn dài 20km, không bao giờ đóng băng bất chấp nhiệt độ hạ xuống âm 40 độ C

Độc đáo làng cổ bên dòng sông chảy ngược, tiếng là 'làng trong phố' nhưng vẫn mang vẻ nguyên sơ, mộc mạc

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/bi-an-ve-loai-quai-ngu-duoi-long-song-duong-tu-dai-toi-8m-nang-hon-600kg-la-loai-ca-co-da-co-tuoi-tho-hang-tram-nam-d115082.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Bí ẩn về loài 'quái ngư' dưới lòng sông Dương Tử: Dài tới 8m, nặng hơn 600kg, là loài cá cổ đã có tuổi thọ hàng trăm năm
    POWERED BY ONECMS & INTECH