BIDV (BID) sắp trở lại “ngôi vương” về vốn điều lệ

28-12-2021 13:20|Minh Tùng

Sau khi hoàn tất các phương án đề ra, BIDV sẽ là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống với hơn 50.585 tỷ đồng - xếp trên Vietcombank và VietinBank.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – BID) vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn thêm hơn 10.300 tỷ đồng bằng trả cổ tức. Cụ thể, BIDV sẽ phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu theo tỷ lệ 25,77% và chi hơn 804 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt theo tỷ lệ 2% (mỗi cổ phiếu sở hữu nhận được 200 đồng). Ngày thanh toán cổ tức bằng tiền mặt là ngày 24/1/2022).

Mới đây, một ngân hàng quốc doanh khác là Vietcombank cũng đã thông qua kế hoạch chi trả cổ tức năm 2020 bằng tiền, năm 2019 bằng cổ phiếu.

Theo đó, Vietcombank sẽ phát hành hơn 1,02 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 với tỷ lệ 27,6%; đồng thời chia cổ tức tiền mặt năm 2020 theo tỷ lệ 12%. Ngày chi trả cổ tức tiền mặt là 5/1/2022.

Trong thời gian tới, Vietcombank vẫn còn kế hoạch phát hành gần 308 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 6,5% vốn điều lệ cho tối đa 99 nhà đầu tư, nâng vốn điều lệ lên hơn 50.401 tỷ đồng. 

Một “ông lớn” khác cũng đã có kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt là VietinBank. Cụ thể, ngân hàng này sẽ chi hơn 3.844 tỷ đồng để chia cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 8% (mỗi cổ phiếu sở hữu nhận 800 đồng), dự kiến thực hiện vào ngày 17/1 năm sau.

Số liệu 9 tháng đầu năm cho thấy, VietinBank là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống ở mức 48.058 tỷ đồng. Con số này đạt được sau khi ngân hàng này phát hành gần 1,1 tỷ cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ hơn 29%. VietinBank đặt tham vọng lớn hơn với kế hoạch đưa vốn điều lệ đến cuối năm lên mức 54.134 tỷ đồng

Theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thông qua, VietinBank sẽ tiếp tục chia cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 17,8% đối với trường hợp chưa hoàn thành tăng vốn điều lệ từ cổ tức 2017, 2018 và 12,6% đối với trường hợp đã hoàn thành.

top-10-ngan-hang.png
Nguồn: VietnamBiz.vn

Như vậy, sau khi hoàn tất các phương án trên, BIDV sẽ là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống đạt hơn 50.585 tỷ đồng, theo sau là Vietcombank và VietinBank.

Trước diễn biến thị trường thuận lợi, nhiều ngân hàng thương mại tư nhân cũng lên kế hoạch tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ/phát hành ra công chúng.

Gần đây nhất là việc ABBank đã phát hành thành công hơn 114 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện là 5:1.

Kết thúc đợt phát hành, hơn 76,4 triệu cổ phiếu đã được bán cho các cổ đông hiện hữu và hơn 37,8 triệu cổ phiếu còn lại chưa bán hết được phân phối cho các nhà đầu tư trong nước.

Sau khi hoàn tất tăng vốn đợt 1, ABBank kế hoạch phát hành gần 244 triệu cổ phiếu thưởng, tương đương với số vốn tăng thêm là gần 2.440 tỷ đồng (tăng 35% so với mức vốn điều lệ sau tăng vốn đợt 1). Thời gian thực hiện tăng vốn đợt 2 dự kiến trong quý IV năm nay.

Một ngân hàng khác là OCB sẽ chào bán riêng lẻ 70 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước theo kế hoạch được ĐHĐCĐ thông qua hồi tháng 4. Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết ngân hàng đang tạm thời giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 21,8% nhằm chuẩn bị cho sự tham gia nhiều hơn của các cổ đông nước ngoài. Thương vụ sẽ được hoàn thành trong quý IV/2021 hoặc đầu năm 2022.

Tại MSB, hôm 21/12 vừa qua, Tổng Giám đốc Nguyễn Hoàng Linh cho biết sẽ trình Đại hội đồng Cổ đông thông qua việc chia cổ tức tỷ lệ 30% cho năm 2021.

tang-von-ngan-hang.jpeg
Ngân hàng chạy đua tăng vốn điều lệ

Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng của Chứng khoán Agribank (Agriseco) cho rằng việc tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ hoặc phát hành cho cổ đông hiện hữu thông thường sẽ tạo ra những biến động lên giá cổ phiếu khi các thông tin cụ thể được công bố. Đồng thời việc này cũng sẽ giúp các ngân hàng gia tăng vốn chủ sở hữu, cải thiện hệ số an toàn vốn CAR và tăng trưởng kinh doanh trong dài hạn.

Đặc biệt, bộ đệm vốn dày sẽ giúp các ngân hàng có lợi thế trong việc được NHNN xem xét cấp room tín dụng, gia tăng nguồn lực đầu tư phát triển công nghệ, đảm bảo sớm hoàn thành tiêu chuẩn Basel II và tiến đến Basel III.

Chia sẻ tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Phạm Thanh Hà cho biết việc tăng vốn cũng giúp các ngân hàng thương mại có thêm nguồn lực để hỗ trợ nền kinh tế.

Nhiều người mất tiền triệu phí nhắn tin ngân hàng

Tin tưởng khách đã chuyển tiền vào tài khoản BIDV, nữ shipper tá hỏa kiểm tra thì tiền đã 'không cánh mà bay'

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/bidv-bid-sap-tro-lai-ngoi-vuong-ve-von-dieu-le-130669.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    BIDV (BID) sắp trở lại “ngôi vương” về vốn điều lệ
    POWERED BY ONECMS & INTECH