Theo cơ quan khí tượng thủy văn, trong tương lai, biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng tính dị thường, bề mặt khí quyển toàn cầu được dự báo có thể tăng lên đến mức 4,4 °C.
Dẫn báo cáo mới nhất (báo cáo lần thứ 6-AR6) của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), biến đổi khí hậu đã và đang xảy ra và không thể đảo ngược được.
Cũng theo báo cáo này, nhiệt độ trung bình bề mặt khí quyển toàn cầu được dự báo theo kịch bản cao nhất vào cuối thế kỷ (2081-2100) có thể tăng lên đến mức 4,4 °C (từ 3,3-5,7°C) làm cho mùa đông trong tương lai ấm hơn, thời gian mùa đông có thể rút ngắn hơn so với hiện nay.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu cũng làm gia tăng tính dị thường, cường độ của các cực trị, cực đoan khí hậu nên mặc dù nhiệt độ trung bình bề mặt khí quyển tăng, mùa đông ấm hơn nhưng vẫn có thể có những đợt lạnh/rét sâu trong bối cảnh nóng lên toàn cầu.
Theo các số liệu nghiên cứu đến thời điểm hiện tại thì chưa có đủ cơ sở khoa học để đưa ra nhận định mùa đông ở Việt Nam sẽ biến mất trong tương lai.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Khí hậu-Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do tác động của biến đổi khí hậu, xu hướng nhiệt độ tăng trong tương lai gần như chắc chắn.
Dù chúng ta có cắt giảm phát thải khí nhà kính ngay lập tức thì lượng khí nhà kính trong bầu khí quyển hiện nay cũng đã làm cho Trái Đất nóng lên hơn 1 độ C so với hiện nay vào giữa thế kỷ: “Điều đó có nghĩa, trong tương lai có thể có nhiều mùa Đông ấm ở nước ta,” ông Nguyễn Văn Hưởng nói.
Những siêu bão ‘đổ bộ’ càn quét thế giới trong năm 2024 và hồi chuông cảnh báo biến đổi khí hậu
Là quốc gia phát thải lớn nhất thế giới, tại sao Trung Quốc không cần đóng góp quỹ khí hậu toàn cầu?