Biến động giá cổ phiếu tuần qua, dòng thép, ngân hàng tăng mạnh, DSH tiếp tục bị bán tháo

03-08-2021 00:48|Hữu Dũng T/H

Kết tuần giao dịch từ ngày 26 - 30/7/2021, VN-Index tăng mạnh trở lại qua đó ngắt mạch 3 tuần giảm liên tiếp trước đó để bắt đầu tháng 8 với mốc 1.310 điểm. Đóng góp cho sắc xanh của thị trường chung tuần vừa qua phải kể đến nỗ lực hồi phục của nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu với các cổ phiếu ngành thép tăng như HPG (+3,3%), HSG (+6,7%), NKG (+7%), SMC (+8,97%), TLH (+3,16%)… và nhóm trụ cột thị trường là ngân hàng như ACB (+9,5%), CTG (+5,8%), BID (+2,2%), TCB (+3,2%), VPB (+4,3%), MBB (+4,1%), TPB (+6,1%),...

VN-Index ghi nhận một tuần hồi phục bất ngờ sau khi giảm sốc cuối tuần trước. Mở cửa phiên đầu tuần (26/7), chỉ số giảm mạnh và có thời điểm lùi về mốc 1.250 điểm. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index chạm ngưỡng hỗ trợ giúp chỉ số thu hẹp đà giảm và lấy lại sắc xanh trong phiên chiều.

Những phiên sau đó, chỉ số sàn HOSE ổn định trong vùng điểm 1.270 - 1.300 điểm. Đáng chú ý, với sự chuyển biến tích cực của dòng tiền trong phiên cuối tuần cộng hưởng với sự dẫn dắt của nhóm ngân hàng, bất động sản giúp chỉ số lấy lại mốc 1.310 điểm.

Thị trường chứng khoán hồi phục trở lại sau 3 tuần giảm liên tiếp.

Kết tuần giao dịch, VN-Index tăng 41,22 điểm (+3,25%) lên 1.310,05 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 7,3% xuống 84.860 tỷ đồng, khối lượng giảm 9,5% xuống 2.585 triệu cổ phiếu.

HNX-Index tăng 13,08 điểm (+4,33%) lên 314,85 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 2,9% xuống 10.878 tỷ đồng, khối lượng giảm 10,8% xuống 444 triệu cổ phiếu.

Về diễn biến khối ngoại, tuần qua, nhóm này ghi nhận mua ròng trên cả 3 sàn giao dịch. Cụ thể, tính chung toàn thị trường, khối ngoại mua vào 176 triệu cổ phiếu, trị giá 8.219 tỷ đồng, trong khi bán ra 168 triệu cổ phiếu, trị giá 7.496 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng ở mức 8,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 723 tỷ đồng.

Với khối tự doanh công ty chứng khoán, thống kê giao dịch cho thấy, khối này bán ròng duy nhất phiên giữa tuần với giá trị 67 tỷ đồng. Đây là phiên VN-Index ghi nhận thanh khoản giảm sâu nhất kể từ tháng 11/2020. Hoạt động gom hàng của tự doanh trong các phiên còn lại đẩy giá trị vào ròng cả tuần đạt gần 600 tỷ đồng.

Về diễn biến giá cổ phiếu, trong tuần, nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu tăng mạnh với các cổ phiếu ngành con thép tăng tương đối tốt như HPG (+3,3%), HSG (+6,7%), NKG (+7%), SMC (+8,97%), TLH (+3,16%) …

Nhóm trụ cột thị trường là ngân hàng cũng đều nhích lên với VCB (+1%), CTG (+5,8%), BID (+2,2%), TCB (+3,2%), VPB (+4,3%), MBB (+4,1%), TPB (+6,1%), STB (+4,18%), LPB (+8,05%), MSB (+5,33%), OCB (+6%), HDB (+4,17%), ACB (+9,5%), SHB (+5,3%)...

Trong tuần, NCB họp ĐHĐCĐ bất thường để thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm gần 37% qua chào bán 150 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian thực hiện trong quý III - IV/2021 đồng thời, đại hội cũng bầu thành viên HĐQT với danh sách đề cử trình Ngân hàng Nhà nước.

Kết thúc đại hội, cổ đông nhất trí bầu bà Bùi Thị Thanh Hương và bà Trương Lệ Hiền vào thành viên HĐQT, nâng số lượng lên 5 thành viên, bên cạnh các nhân sự khác là ông Nguyễn Tiến Dũng, ông Phạm Thế Hiệp, ông Kido Tamaki. HĐQT cũng đã họp bầu bà Bùi Thị Thanh Hương vào vị trí Chủ tịch HĐQT. Ông Nguyễn Tiến Dũng đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch HĐQT.

ACB của Ngân hàng Á Châu (HOSE: ACB) cũng tăng 9,5%. Động lực tăng của ACB đến từ kết quả kinh doanh quý II tích cực với lợi nhuận trước thuế đạt 3.248 tỷ đồng - tăng 71,5% so với cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh đó, trong tuần vừa qua, ACB là cổ phiếu được các quỹ ETF mua vào mạnh do cổ phiếu này lọt vào danh mục của 2 chỉ số VN30 và VNFIN Lead..

Trong khi đó, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn cũng biến động tích cực và giúp các chỉ số đi lên. Trong top 30 vốn hóa chỉ có 2 mã giảm là VNM của Vinamilk (HOSE: VNM) và VJC của Vietjet (HOSE: VJC) nhưng mức giảm của 2 mã này đều không quá mạnh. Trong khi đó, MSN của Masan (HOSE: MSN) tăng đến 12,6%. Theo báo cáo tài chính mới công bố, Masan lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 791 tỷ đồng - gấp hơn 4 lần cùng kỳ năm trước.

Những cái tên như MCH của Hàng Tiêu Dùng MaSan (UpCOM: MCH), GVR của Tập đoàn CN Cao su VN (HOSE: GVR), BSR của Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (UpCOM: BSR)... cũng đồng loạt tăng giá.

Trên sàn HOSE, cổ phiếu tăng điểm đáng chú ý nhất là bluechip MSN, với thông tin hỗ trợ mạnh từ kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 41.196 tỷ đồng, nhờ sức bật tăng trưởng mạnh mẽ doanh thu hai con số ở mảng kinh doanh thịt và hàng tiêu dùng.

Lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông MSN trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 979 tỷ đồng, gấp 8,4 lần so với mức 117 tỷ đồng đạt được trong nửa đầu năm 2020.

Cổ phiếu DPM cũng được thúc đẩy nhờ kết quả kinh doanh quý II/2021 được công bố cho thấy doanh thu thuần đạt 2.931 tỷ đồng - tăng 34% so với quý II/2020, lợi nhuận sau thuế đạt 693 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm trước.

Đáng kể khác là PTL khi có tuần thứ hai liên tiếp là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất HOSE. Tuần trước, PTL +36,67%. Tổng cộng, PTL đã có 11 phiên gần nhất đều đóng cửa tăng điểm, trong đó có tới 8 phiên tăng kịch trần. Thanh khoản tuần này tích cực hơn khi trung bình gấp đôi tuần trước với gần 0,16 triệu đơn vị khớp lệnh/phiên.

Cổ phiếu DAH cũng có chuỗi tăng trần ấn tượng với 5 trên 6 phiên gần nhất đều kết phiên trong sắc tím, chỉ duy có phiên 26/7 đứng tham chiếu.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu PSH thêm một tuần bị bán tháo sau khi mất hơn 13% trong tuần trước đó. Giao dịch trong tuần này cũng rất đáng chú ý, đặc biệt trong phiên 27/7, khi giá cổ phiếu liên tục đảo chiều xanh-đỏ, “nhảy nhót” với biên độ dao động cao.

Theo dữ liệu giao dịch, tổng cộng đã có 8 phiên mà cổ phiếu PSH biến động lạ theo hình "tàu lượn" với biên độ thậm chí còn tăng trần/giảm sàn liên tục trong phiên là 28/5, 15/6, 17/6, 25/6, 28/6, 14/7, 16/7 và 27/7.

Kết quả kinh doanh mới nhất của PSH cho thấy, trong quý II/2021, công ty ghi nhận doanh thu thuần 1.211 tỷ đồng - giảm 12% so cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 52 tỷ đồng trong khi quý II/2021 lỗ 22 tỷ đồng. PSH cho biết, lợi nhuận gia tăng giá xăng dầu thế giới liên tục tăng những tháng vừa qua.

undefined

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE từ 26 - 30/7/2021

Trên sàn HNX, cổ phiếu nổi bật nhất là NVB của Ngân hàng TMCP Quốc Dân với cả 5 phiên tăng tốt sau phương án chào bán 150 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu với giá chỉ 10.000 đồng/cổ phiếu.

Bên cạnh đó, NVB còn có phiên ngày 29/7 tăng kịch trần đáng chú ý, sau thông tin mới về việc bà Bùi Thị Thanh Hương - từng là CEO của Tập đoàn Sungroup đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT của NVB trong Đại hội đồng cổ đông bất thường của Ngân hàng này.

Trái lại, tân binh KHG trở lại mặt đất, sau tuần trước tăng vọt 27,3% đã chịu sức ép chốt lời mạnh và giảm sâu trong tuần này.

Cổ phiếu VTH của Dây cáp điện Việt Thái (HNX: VTH) giảm giá mạnh nhất sàn HNX với 26,7%. Công ty này báo lãi sau thuế quý II đạt hơn 2,4 tỷ đồng - giảm 28% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, cổ phiếu L43 của LILAMA 45.3 (HNX: L43) với mức giảm 25%. Thanh khoản của L43 duy trì ở mức rất thấp. Trong tuần, L43 chỉ có 2 phiên xuất hiện giao dịch khớp lệnh và đều giảm sàn.

undefined

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX từ 26 - 30/7/2021

Tại sàn UpCOM, đa số các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất đều nằm trong diện thanh khoản rất thấp. Cổ phiếu tăng mạnh nhất là VLP của Công trình Công cộng Vĩnh Long (UpCOM: VLP) với 33,3%.

Ngược lại, cổ phiếu duy nhất giảm giá trần 30 là SPC của BV Thực vật Sài Gòn (UpCOM: SPC) với 30,8%. Tuy nhiên, thanh khoản của SPC là rất thấp.

Theo kinh te chung khoan
https://kinhtechungkhoan.vn/bien-dong-gia-co-phieu-tuan-qua-dong-thep-ngan-hang-tang-manh-dsh-tiep-tuc-bi-ban-thao-99262.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Biến động giá cổ phiếu tuần qua, dòng thép, ngân hàng tăng mạnh, DSH tiếp tục bị bán tháo
    POWERED BY ONECMS & INTECH