Doanh nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 'Chế độ tiền lương cho lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước phải tương xứng với năng lực'

Khúc Văn 04/03/2024 - 09:44

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định doanh nghiệp nhà nước ngày càng thể hiện rõ vai trò dẫn dắt, chi phối, chủ đạo trong những ngành, lĩnh vực quan trọng.

Năm 2023 doanh thu doanh nghiệp nhà nước đạt khoảng 1,65 triệu tỷ đồng

Báo cáo tại cuộc gặp mặt của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu, sáng 3/3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: Tổng doanh thu ước thực hiện năm 2023 của doanh nghiệp nhà nước khoảng 1,65 triệu tỷ đồng, vượt 4% kế hoạch năm 2023; trong đó doanh thu của riêng 19 Tập đoàn, Tổng công ty và Tập đoàn Viettel đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng, chiếm gần 80% tổng doanh thu.

Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp nhà nước khoảng 125,8 nghìn tỷ đồng, vượt 8% kế hoạch năm; đóng góp ngân sách nhà nước ước thực hiện khoảng 166 nghìn tỷ đồng, vượt 8% kế hoạch năm.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 'Chế độ tiền lương cho lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước phải tương xứng với năng lực'
Năm 2023 doanh thu doanh nghiệp nhà nước đặt khoảng 1,65 triệu tỷ đồng.

Đánh giá về vai trò của doanh nghiệp nhà nước, ông Dũng khẳng định doanh nghiệp nhà nước ngày càng thể hiện rõ vai trò dẫn dắt, chi phối, chủ đạo trong những ngành, lĩnh vực quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ông Dũng cũng nêu ra một số hạn chế của doanh nghiệp nhà nước như: chưa phát huy hết hiệu quả nguồn lực, vốn, tài sản; một số doanh nghiệp hoạt động còn thua lỗ; năng lực cạnh tranh, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số còn hạn chế…

Để phát triển đất nước nhanh và bền vững, ông Dũng cho rằng cần phải phát huy tối đa và tập trung mọi nguồn lực doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ cho đầu tư phát triển, nhất các công trình hạ tầng quan trọng quốc gia, đầu tư nắm bắt các công nghệ cốt lõi, phát triển các ngành, nghề và sản phẩm mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

“Cùng với đó phải lựa chọn, bổ nhiệm đội ngũ quản lý doanh nghiệp nhà nước có trình độ, kinh nghiệm quản lý giỏi; đồng thời, có chế độ tiền lương và lợi ích tương xứng với năng lực và kết quả quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”, ông Dũng nhấn mạnh.

>>Lộ diện loạt doanh nghiệp trực thuộc TP. HCM sắp cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước

Phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế

Để các doanh nghiệp nhà nước phát huy hết tiềm năng, nguồn lực, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng cần tháo gỡ triệt để các vướng mắc về cơ chế pháp lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 'Chế độ tiền lương cho lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước phải tương xứng với năng lực'

Cần tháo gỡ triệt để các vướng mắc về cơ chế pháp lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước

Từ đó, ông Dũng đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng Luật sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật 69) theo hướng có giải pháp cho doanh nghiệp nhà nước chủ động phát triển trong môi trường cạnh tranh gắn với trách nhiệm và cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

>>Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển của các Tập đoàn, DNNN

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 10/2019/NĐ-CP nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo tính linh hoạt, chủ động trong hoạt động của các cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp nhà nước. Bộ cũng phấn đấu hoàn thiện trình Chính phủ Đề án "Xây dựng cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc nhằm phát huy vai trò tiên phong trong một số ngành, lĩnh vực mới nổi, có lợi thế cạnh tranh nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ";

Với các doanh nghiệp nhà nước, ông Dũng đề nghị tiếp tục phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế, bảo đảm doanh nghiệp nhà nước là lực lượng tiên phong đi đầu trong trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phục hồi nền kinh tế; ứng dụng các công nghệ mới, sử dụng năng lượng sạch, chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng xanh, tuần hoàn, bền vững, bao trùm và nhân văn theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26.

>>Infographics: Một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của các Tập đoàn, DNNN

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Việt Nam cần nhân rộng mô hình thu hút FDI như với Nvidia

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Gần 1 triệu doanh nghiệp tạo ra khoảng 60% GDP cả nước

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/bo-truong-nguyen-chi-dung-che-do-tien-luong-cho-lanh-dao-doanh-nghiep-nha-nuoc-phai-tuong-xung-voi-nang-luc-225022.html
Bài liên quan
  • Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói về dự án 'xoay chuyển tình thế'
    Trả lời báo Tiền Phong về đầu tư công, ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - nói năm 2025 phải tập trung nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư dự án lớn như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM, xử lý nghiêm thông thầu, bán thầu...
  • Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói về NVIDIA dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam
    Tại phiên họp lần thứ 1 Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn diễn ra tại Hà Nội sáng 14/12, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, Tập đoàn công nghệ số 1 thế giới NVIDIA cam kết đầu tư 4-4,5 tỷ USD vào Việt Nam trong 4 năm tới. Để làm việc, hợp tác với NVIDIA hiệu quả, Bộ KH&ĐT đã phối hợp với các bộ lập riêng 2 tổ công tác.
  • Sửa Luật Quy hoạch: Quy trình thủ tục rút ngắn khoảng 300 ngày
    Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khi sửa Luật Quy hoạch, việc điều chỉnh cục bộ theo quy trình rút gọn được đánh giá kỹ lưỡng, nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính. "Theo tính toán của chúng tôi sẽ rút ngắn được khoảng 300 ngày. Đây là một thời gian rất đáng kể đối với các công trình hiện nay”, ông Dũng cho hay.
  • Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Một tỉnh của Trung Quốc làm 2.000 km đường cao tốc trong 3 năm
    Tôi có hỏi tại sao Trung Quốc làm được nhiều thế, tại sao lại rẻ thế? Họ nói, cho lập các công ty nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư công, xong rồi chuyển nhượng lại quyền khai thác cho tư nhân. Như thế, vừa thu hồi được vốn nhà nước, mà vẫn tranh thủ được vốn của tư nhân..", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 'Chế độ tiền lương cho lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước phải tương xứng với năng lực'
    POWERED BY ONECMS & INTECH