Sau nhiều giờ đàm phán, Liên minh Châu Âu EU đã nhất trí với các điều khoản mở rộng của Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (hay còn gọi là DSA), buộc các công ty công nghệ phải chịu trách nhiệm lớn hơn đối với những nội dung xuất hiện trên nền tảng của mình.
Các nghĩa vụ mới của công ty công nghệ và internet bao gồm: Xóa nội dung và hàng hóa bất hợp pháp một cách nhanh chóng hơn, công bố và giải thích cho người dùng về cách thức hoạt động của các thuật toán và kiểm soát chặt chẽ hơn với tin tức giả.
Các công ty sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 6% doanh thu hàng năm, nếu như không tuân thủ theo quy định mới này.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen cho biết trong một tuyên bố: “DSA sẽ nâng cấp các quy tắc cơ bản cho tất cả các dịch vụ internet tại EU.
Những gì bất hợp pháp ở ngoài đời thì cũng sẽ là bất hợp pháp khi ở trên internet. Quy mô càng lớn, trách nhiệm của các nền tảng internet sẽ càng lớn”.
Mặc dù điều luật mới này chỉ áp dụng tại các nước thuộc EU, nhưng nó có thể là nguồn cảm hứng để các nhà lập pháp tại Mỹ áp dụng nhằm kiềm chế các công ty Big Tech.
Các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, cũng có thể áp dụng để kiểm soát nội dung độc hại trên các nền tảng internet.
Văn bản cuối cùng của DSA vẫn chưa được công bố, nhưng Nghị viện Châu Âu và Ủy ban Châu Âu đã nêu một số điểm đáng chú ý. Trong đó, các nền tảng trực tuyến quy mô lớn như Facebook và Google sẽ phải minh bạch hóa các thuật toán đề xuất của mình.
Các thuật toán này được các công ty internet sử dụng để tự động hiển thị nội dung, kết quả tìm kiếm hoặc video cho người dùng. Thông thường, các công ty như Facebook và Google luôn giấu kín thuật toán của mình, khi có thay đổi cũng không hề công bố cho người dùng biết.
Một khi điều đó xảy ra, chúng ta sẽ có rất nhiều thứ để phân tích và bàn luận.
Phản ứng của Mỹ và quốc tế sau khi chính quyền Syria bị lật đổ
Thủ tướng đề nghị Ủy ban châu Âu tháo gỡ vướng mắc, sớm bỏ 'thẻ vàng' IUU