Các doanh nghiệp ngành sơn trên sàn đang làm ăn ra sao?

09-09-2022 08:27|Hồ Nga

Khi thị trường bất động sản sôi động, các nhóm ngành vật liệu ăn theo cũng "sốt" theo. Nhóm doanh nghiệp ngành sơn liệu có được hưởng lợi?

Nhắc đến thị trường bất động sản, nhắc đến doanh nghiệp xây dựng, nhắc đến các dự án xây dựng… thông thường nhiều nhà đầu tư sẽ nhắc kèm những ngành vật liệu “ăn theo” như sắt thép xi măng, cát đá các lợi. Tuy vậy một vật liệu được dùng khá nhiều nhưng lại “kín tiếng” mỗi khi cơn sốt các căn hộ, dự án nổi lên – là sơn tường.

Một trong những nguyên nhân chính là dù có rất nhiều nhãn hàng, rất nhiều hãng sơn đang tồn tại, hoạt động và cung cấp sản phẩm trên thị trường hiện nay nhưng số doanh nghiệp đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn lại không nhiều. Điểm qua, có 4 doanh nghiệp ngành sơn trên sàn là Sơn Đại Việt, Hãng sơn Đông Á, Sơn Tổng hợp Hà Nội và Sơn Á Đông.

Tân binh Sơn Đại Việt

Trong 4 doanh nghiệp ngành sơn trên sàn, Sơn Đại Việt là tân binh có “tuổi” chứng trường trẻ nhất. Sơn Đại Việt đưa cổ phiếu lên niêm yết và giao dịch trên HNX từ 14/1/2021 với mã chứng khoán DVG, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 12.200 đồng/cổ phiếu. Ngay khi lên sàn DVG đã có 5 phiên tăng trần liên tiếp, đưa giá cổ phiếu lên 22.900 đồng/cổ phiếu. Tuy vậy khối lượng khớp lệnh các phiên này không cao, có nhiều phiên chỉ 100 cổ phiếu khớp lệnh.

Tăng vốn khủng: Ngay trong năm 2021 công ty đã tăng vốn gấp 7 lần, từ 40 tỷ đồng lên 280 tỷ đồng bằng cách phát hành riêng lẻ 24 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư.

Năm 2022, sau 1 năm phát hành, số cổ phiếu phát hành riêng lẻ này đã hết thời gian hạn chế giao dịch, nhiều cổ đông lớn đã đưa cổ phiếu ra bán. Những cổ đông mua riêng lẻ có thể kể đến như ông Bùi Văn Thuỵ, Uỷ viên HĐQT công ty; ông Nguyễn Bá Khánh; bà Phạm Thị Quỳnh Chi… những nhà đầu tư đó đã bán ra với số lượng cổ phiếu bán ra rất lớn, rút lui khỏi ghế cổ đông lớn.

Năm 2022 Sơn Đại Việt lại đang “rục rịch” kế hoạch tăng vốn. Mới đây công ty thông qua việc phát hành 28 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ lên gấp đôi. Giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu dự kiến huy động 280 tỷ đồng. Tổng số tiền thu được từ đợt chào bán 280 tỷ đồng dùng để đầu tư mua sở hữu cổ phần của CTCP Newton Quốc tế lên 93,33%, nhằm sở hữu công ty cùng ngành để gia tăng năng lực sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Nếu phát hành thành công lần này, Sơn Đại Việt sẽ ghi dấu ấn trong nhà đầu tư với tốc độ tăng vốn chóng mặt. Tuy vậy một nghịch lý, cổ đông Sơn Đại Việt liệu có còn hào hứng với đợt phát hành này khi trên thị trường cổ phiếu DVG đang “rơi” mạnh, liên tục phá đáy. Giá cổ phiếu DVG đang ở mức 6.900 đồng/cổ phiếu.

screen-shot-2022-09-08-at-16.55.09.png

Về công tác nhân sự, mới đây Phó Tổng Giám đốc công ty, ông Nguyễn Hữu Dương đã đệ đơn từ chức với lý do cá nhân. Đơn xin từ nhiệm ghi rõ muốn từ nhiệm từ ngày 10/9/2022.

Kết qủa kinh doanh của Sơn Đại Việt cũng mới khởi sắc từ 2021 khi công ty lên sàn và tăng vốn. Doanh thu năm 2021 đạt 345 tỷ đồng, tăng 165% so với năm 2020 và lãi sau thuế cũng tăng gần 81% lên 15 tỷ đồng. Còn doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 tăng hơn 7% so với nửa đầu năm ngoái, lên 74 tỷ đồng và lãi sau thuế hầu như đi ngang, đạt gần 2 tỷ đồng – một con số khiêm tốn và còn cách rất xa chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm (25 tỷ đồng).

Hãng sơn Đông Á (HDA) đã lên sàn từ 2010

Với hơn chục năm đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán, nhà đầu tư không còn xa lạ với tên tuổi Hãng sơn Đông Á. Công ty chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần từ tháng 11/2006.

Kết quả kinh doanh doanh thu năm 2021 khởi sắc, đạt 268 tỷ đồng, tăng 66% so với năm trước đó. Lợi nhuận sau thuế tăng 155% lên mức 28 tỷ đồng. Còn nửa đầu năm 2022 doanh thu thuần đạt hơn 114 tỷ đồng, giảm 17,3% so với nửa đầu năm ngoái. Và lãi sau thuế giảm đến 55% về còn hơn 5 tỷ đồng.

screen-shot-2022-09-08-at-16.48.13.png

Tính đến 30/6/2022 tổng tài sản công ty đạt 507 tỷ đồng, tăng gần 102 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tổng nợ phải trả 158 tỷ đồng trong đó dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 69 tỷ đồng và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn gần 19 tỷ đồng.

Trên thị trường, cổ phiếu HDA có thanh khoản lớn, bình quân 10 phiên giao dịch gần đây nhất mỗi phiên đều có khoảng 1,2 triệu cổ phiếu khớp lệnh. Giá cổ phiếu HDA cũng có nhịp tăng vào nửa đầu năm nay lên đến xấp xỉ 26.000 đồng/cổ phiếu vào tháng 5/2022. Tuy vậy, mức giá này chỉ duy trì được đến cuối tháng, bắt đầu giảm mạnh từ cuối tháng 5, xuống sâu chạm mệnh giá và tăng nhẹ trở lại. hiện HDA đang giao dịch quanh mức 12.000 đồng/cổ phiếu.

screen-shot-2022-09-08-at-16.56.04.png

Chủ sở hữu thương hiệu Sơn Đại Bàng

CTCP Sơn Tổng hợp Hà Nội (mã chứng khoán HSP) được biết tới với thương hiệu Sơn Đại Bàng có truyền thống lâu đời. Tiền thân là Nhà máy sơn mực in Hà Nội, được thành lập từ 1/9/1970 là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng cục Hoá chất Việt Nam. Năm 2006 công ty được cổ phần hoá. Công ty cũng chỉ mới đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán từ tháng 3/2020 với mã chứng khoán HSP. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 17.200 đồng/cổ phiếu.

Đến nay sau hơn 2 năm lên sàn, công ty vẫn chưa tiến hành tăng vốn.

Kết quả kinh doanh, doanh thu năm 2021 của công ty đạt 436 tỷ đồng, gần như đi ngang so với doanh thu 440 tỷ đồng đạt được năm 2020. Nhờ tiết giảm chi phí, lợi nhuận sau thuế đạt 11,5 tỷ đồng, tăng gần 14% so với cùng kỳ.

Còn 6 tháng đầu năm 2022 doanh thu thuần đạt hơn 210 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ và lãi sau thuế vỏn vẹn 3 tỷ đồng, giảm 26% so với nửa đầu năm ngoái.

Một điểm chung có thể nhận thấy, doanh thu và đặc biệt là lợi nhuận các doanh nghiệp ngành sơn trên sàn năm 2021 có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước đó. Tuy vậy 6 tháng đầu năm 2022 doanh thu và lợi nhuận chững lại.

Sơn Á Đông

Một doanh nghiệp ngành sơn có lịch sử lâu đời nữa là Sơn Á Đông – tiền thân là Công ty Sơn Á Đông, thành lập năm 1970. Cũng như Hãng Sơn Đông Á, Sơn Á Đông lên sàn từ rất sớm, năm 2010. Tuy vậy cổ phiếu ADP của công ty cũng như cổ phiếu HSP của Sơn Tổng Hợp Hà Nội có thanh khoản rất thấp, hầu như không có cổ phiếu khớp lệnh. Thị giá hiện tại ở mức 24.200 đồng/cổ phiếu.

screen-shot-2022-09-08-at-17.14.45.png

Vị doanh nhân lẫy lừng từng từ chối chức Bộ trưởng: Người đặt nền móng cho ngành sơn mài, có nhiều đóng góp to lớn cho cách mạng Việt Nam

Một doanh nghiệp ngành sơn sắp trả cổ tức và chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 127%

Bài thuộc chủ đề Sản xuất, Công nghiệp
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cac-doanh-nghiep-nganh-son-tren-san-dang-lam-an-ra-sao-147865.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Các doanh nghiệp ngành sơn trên sàn đang làm ăn ra sao?
POWERED BY ONECMS & INTECH