Các ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận thận trọng trong năm 2023

07-04-2023 09:19|Đức Anh

Nhiều ngân hàng chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận tăng dưới 20% so với năm trước, có ngân hàng còn đặt mục tiêu lợi nhuận giảm so với năm trước.

Kế hoạch lợi nhuận thận trọng

Thời điểm tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của các ngân hàng đang đến gần, nhiều ngân hàng cũng đã công bố tài liệu họp và kế hoạch kinh doanh năm 2023. Nhiều ngân hàng đặt mục tiêu có phần thận trọng hơn khi ít ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 20-30% so với năm trước.

Tuy các ngân hàng quốc doanh vẫn chưa công bố kế hoạch chi tiết nhưng tại ngân hàng TMCP tư nhân, MB có kế hoạch lợi nhuận trưỡc thuế lớn nhất với 26.100 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2022.

Tổng tài sản ước tăng 14% lên 830.000 tỷ đồng; vốn điều lệ tăng 20%, đạt 54.363 tỷ đồng; tín dụng dự kiến đạt 583.600 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2022 và phù hợp với định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Huy động vốn ước đạt 591.000 tỷ đồng và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn.

Với VPBank, ngân hàng nay đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 24.003 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước. Ngân hàng sẽ tổ chức ĐHĐCĐ vào ngày 18/4 tới tại Hà Nội.

Một số chỉ tiêu cũng được đặt ra bao gồm tổng tài sản dự kiến đạt 877.000 tỷ đồng - tăng 39% . Tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá đạt 518.000 tỷ đồng - tăng 41%. Dư nợ cấp tín dụng ước đạt 636.000 tỷ đồng - tăng 33%. Mức tăng trưởng tín dụng thực tế sẽ được thực hiện dựa trên các hạn mức tối đa/quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.

Ngân hàng SHB sẽ tổ chức ĐHCĐ vào ngày 11/4 tới tại Hà Nội. Nhà băng này cũng đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2023 với hai phương án trong đó phương án 1 với hạn mức tăng trưởng tín dụng 10%, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 6,15% lên 10.285 tỷ đồng. Tổng tài sản dự kiến tăng 8,93% lên 600.106 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động thị trường 1 ước tăng 12,05% lên 456.180 tỷ đồng.

Phương án 2 với hạn mức tăng trưởng tín dụng 14%, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,67% đạt 10.626 tỷ đồng; tổng tài sản tăng 10,09% lên 606.500 tỷ đồng; nguồn vốn huy động thị trường 1 tăng 14,78% lên 467.291 tỷ đồng.

Các ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận thận trọng trong năm 2023

Hay như Sacombank cũng đã công bố tài liệu ĐHCĐ thường niên năm 2023 với kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 9.500 tỷ đồng, tăng 50% so với năm trước. ĐHCĐ năm 2023 của ngân hàng sẽ được tổ chức vào 28/4 tại TP. HCM và theo hình thức online.

Tổng tài sản của ngân hàng dự kiến tăng 11% đạt 657.800 tỷ đồng trong đó dư nợ đạt 491.600 tỷ đồng - tăng 12% so với năm 2022; tổng huy động vốn đạt 574.600 tỷ - tăng 11%.

Bên cạnh đó, một ngân hàng công bố kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận dự kiến tăng trưởng khá cao trong năm 2023 đặt mục tiêu 2.826 tỷ đồng - tăng 67,6% so với năm trước. ĐHCĐ của ngân hàng sẽ tổ chức vào 25/4 tại Hà Nội.

Tổng tài sản dự kiến tăng 5% lên 136.816 tỷ đồng. Huy động thị trường 1 tăng 2%, đạt 93.508 tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng (bao gồm dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) ước đạt 97.382 tỷ đồng, tăng 10%. Room tín dụng sẽ được thay đổi từng thời kỳ theo sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.

Đáng chú ý, Techcombank lại đặt mục tiêu lợi nhuận giảm so với năm 2022. Ngân hàng dự kiến lợi nhuận trước thuế đạt 22.000 tỷ đồng - giảm 14% so với năm trước. Ngân hàng sẽ tổ chức ĐHCĐ vào ngày 22/4 tại Hà Nội.

Dư nợ tín dụng dự kiến đạt hơn 511.200 tỷ đồng - tăng 15% hoặc cao hơn trong mức Ngân hàng Nhà nước cho phép. Huy động vốn phù hợp với tăng trưởng tín dụng thực tế nhằm tối ưu hóa nguồn huy động. Tỷ lệ nợ xấu dự kiến thấp hơn 1,5%.

VietinBanklà ngân hàng quốc doanh duy nhất đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2023. Tuy các chỉ tiêu dư nợ tín dụng, lợi nhuận trước thuế và cổ tức vẫn chưa được tiết lộ cụ thể nhưng nhà băng này dự kiến tổng tài sản sẽ tăng trưởng từ 5-10%, nợ xấu khống chế dưới 1,8%, huy động vốn phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo các chỉ số thanh khoản.

Các ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận thận trọng trong năm 2023

Kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2023

Sau ba năm không thực hiện hình thức trả cổ tức bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng đã công bố kế hoạch phân phối lợi nhuận theo hình thức này trong năm nay.

TPBank chốt danh sách cổ đông để thực hiện trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 25%, tương ứng 2.500 đồng/cổ phiếu. Ngày thanh toán cổ tức là 3/4/2023.

Nguồn vốn chi trả lấy từ lợi nhuận chưa phân phối, sau khi trích lập các quỹ theo báo cáo tài chính năm 2021 đã kiểm toán (hơn 5.486 tỷ đồng). Với khoảng 1,58 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, TPBank ước tính chi 3.955 tỷ đồng để trả cổ tức.

VPBank cũng sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện là 10%, tức 1 cổ phiếu nhận 1.000 đồng. Số tiền dự kiến chi trả cổ tức bằng tiền mặt là 7.934 tỷ đồng.

Thời điểm thực hiện dự kiến vào quý II và quý III/2023. Thời gian cụ thể do Hội đồng quản trị quyết định, đảm bảo phù hợp quy định pháp luật và các điều kiện thực tế của ngân hàng. Nguồn thực hiện từ lợi nhuận chưa phân phối của ngân hàng sau khi trích lập các quỹ tính đến thời điểm 31/12/2022.

Mới đây, tại ĐHCĐ của VIB, ngân hàng đã thông qua phương án trả cổ tức cho cổ đông, với mức chi tối đa 15% cổ tức tiền mặt và 20% cổ phiếu thưởng.

“Con số 35% này thậm chí có thể cao hơn nếu các khoản thu bất thường kịp ghi nhận trong năm 2022”, VIB cho biết.

Còn tại VIB, kế hoạch lợi nhuận và phân phối lợi nhuận năm 2022 cũng đã được ĐHĐCĐ thông qua với kế hoạch chia cổ tức 10% bằng tiền mặt. Bên cạnh đó ngân hàng cũng có kế hoạch chia cổ tức 15% bằng cổ phiếu.

Đây là lần đầu tiên ngân hàng có kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt sau 7 năm. Năm 2015, ACB đã chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 7% tức cổ đông sở hữu một cổ phiếu nhận 700 đồng.

Tuy nhiên đối với Techcombank, trong năm nay ngân hàng tiếp tục không có kế hoạch chia cổ tức, lợi nhuận được giữ lại nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thay vào đó, ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ theo chương trình lựa chọn cho người (ESOP). ngân hàng đặt kế hoạch phát hành gần 5,3 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cp.

Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của ngân hàng dự kiến tăng lên hơn 35.225 tỷ đồng. Cổ phiếu phát hành mới bị hạn chế chuyển nhượng một năm theo quy định kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.

Thời gian dự kiến phát hành trong năm 2023 sau khi được NHNN, Uỷ ban Chứng khoán chấp thuận. Tổng số tiền thu được sau khi phát hành dự kiến sử dụng để bổ sung vốn hoạt động của ngân hàng.

Trước đó, trong giai đoạn 2020-2022, NHNN đã ba năm liên tiếp kêu gọi các ngân hàng không chia cổ tức bằng tiền mặt nhằm giúp bản thân các nhà băng có thêm nguồn lực để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và để tránh vấn đề nợ xấu.

Reuters: Sovico của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo bắt tay 'cá mập' Singapore tại dự án cáp quang biển trăm triệu USD

HAGL của bầu Đức tiến gần mục tiêu hết lỗ lũy kế, cổ phiếu HAG bật tăng 20%

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cac-ngan-hang-dat-muc-tieu-loi-nhuan-than-trong-trong-nam-2023-177308.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Các ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận thận trọng trong năm 2023
    POWERED BY ONECMS & INTECH